Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta có chung dòng máu và màu da.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta nên yêu thương, hãy tha thứ và quên đi.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta phải bắt tay để xây dựng đất nước giàu mạnh.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta hãy yêu nước bằng lòng hăng say lao động.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta phải luôn tự hào về nguồn cội.

ĐÁNG THƯƠNG THAY CHỐNG CỘNG CỰC ĐOAN



Một trong những biểu ngữ của bọn Chống Cộng Cực Đoan trong cuộc biểu tình "chống" Chủ tịch Trương Tấn Sang khi ông qua thăm Mỹ. 

"Obama và Mỹ, bạn có biết 5 vạn lính Mỹ đã hy sinh vì tự do (ở Việt Nam)"

Cắn lại tổ quốc ấy chính là truyền thống của Ngụy VNCH trong thời Pháp xâm lẫn Mỹ xâm và nay là bọn tàn dư. 

Sau gần 40 năm, não bộ bệnh hoạn của chúng vẫn cho rằng người Mỹ qua Việt Nam vì tự do, dân chủ. 
Cái bắt tay và nụ cười đầy ý nghĩa của Obama

Cũng phải, trong việc 5 triệu đồng bào ta đã chết, hàng triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học rải xuống đất mẹ, kéo kinh tế đất nước thụt lụi hàng chục, trăm năm có bàn tay của chúng, thì lam sao, làm sao chúng dám thừa nhận. 

Người Mỹ đã thừa nhận (chính thống và không chính thống) tội ác và sai lầm trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, giờ đây, họ cùng chúng ta xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn bọn tàn dư vẫn hàng ngày đóng vai dòi bọ trên cái xác thối Ngụy VNCH. 

Biểu tình mỗi lần có nguyên thủ Việt Nam qua thăm Mỹ, biểu tình ngăn không cho VN gia nhập WTO, dâng thỉnh nguyện thư đòi cấm vận VN.

Cờ vàng biểu tình và chống đối chuyến đi sang Mỹ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tôi không lấy làm lạ gì cả, họ làm thinh không biểu tình tôi mới ngạc nhiên. 

Chuyện biểu tình của các Cờ vàng tại Mỹ giống như ăn cơm bữa rồi. Đàm Vĩnh Hưng sang Mỹ hát thì họ biểu tình quậy phá, nghệ sĩ Hồng Vân qua Mỹ biểu diễn họ cũng biểu tình chống đối... Cả đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà đến bây giờ họ cũng biểu tình tẩy chay nhạc của ông. Hết biểu tình chống đối người bên Việt Nam thì họ biểu tình chống nhau, chửi nhau như cơm bữa. 

Biểu tình đối với Cờ vàng chính là nguồn sống của họ, nếu không có chuyện gì để họ biểu tình chắc họ chết mất.

Và đó là tất cả những gì chúng cho là sẽ đem lại cái thứ gọi là "dân chủ" cho VN.

Giận thay và cũng đáng thương thay !

Mưa Ngâu...


Nước mía@ Chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn còn đó bao nỗi đau thương không bao giờ xóa nhòa được. Bao nhiêu năm nay, ngày 27/7 vẫn được nhớ tới là ngày thương binh liệt sỹ Việt Nam. Thế nhưng, ngày ấy còn là ngày của những người mẹ, những người vợ khắc khoải ngóng trông, chờ đợi người thân trở về. Liệu có bao nhiêu phép màu như sự trở về sau 40 năm của liệt sĩ Phan Hữu Được? Với các mẹ, các chị, sau cuộc chiến tranh ấy, phép màu chỉ giản đơn là có thể đưa được thi hài người chồng, người con của họ trở về, thắp nén nhang trên ngôi mộ thực sự, chứ không phải nắm đất vô tri.



          Sắp tới ngày 27/7, Lửa Truyền Thống xin gửi tới bạn đọc bài thơ “Mưa ngâu” của nhà thơ Duy Thảo như một sự tri ân sâu sắc nhất tới những người phụ nữ đã làm nên một phần lịch sử hảo hùng, vinh quang và thấm đẫm nước mắt của dân tộc. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự đồng cảm của các bạn.

Mưa ngâu

Tháng bảy đến mưa Ngâu thấp thỏm
Sợi tơ giăng trắng xoá đồng làng
Mẹ tôi kể: "Sắp có cầu Ô Thước
Trời thương tình Chức Nữ - Ngưu Lang..."

Tuổi thơ tôi đắm chìm trong cổ tích
Thương cho ai những đôi lứa cách vời
Để lớn lên, xa nhà đi đánh giặc
Tôi biết rằng đất nước lắm chia phôi.

Chị tôi đi lấy chồng mười tám tuổi
Ôm con thơ, tiễn anh rể vào Nam
Ngày báo tử, chị khóc không thành tiếng
Thấm thoát tuổi xuân, làng xóm gọi bằng bà!

Nhịp cầu quê nối đôi bờ nội  - ngoại
Nước xanh trong gội bớt nỗi đau đời
Tôi trở lại sau bao năm xa cách
Ôm vào lòng, chị khóc: "Cậu ơi!..."

Giờ mỗi độ tiết thu về thăm chị
Gặp mưa Ngâu, tôi cất bước sẽ sàng
Nhịp Ô Thước dù chẳng ai ngăn cách
Nhưng biết đời còn Chức Nữ - Ngưu Lang.
                                          

                                                       Duy Thảo



NÀY THÌ HỢP PHÁP MẠI DÂM.............


               

                      CÓ NÊN HỢP PHÁP HÓA MẠI DÂM
Nước mía@ Những ngày hè nắng gắt, ai cũng muốn kiếm một nơi nào đó để đi nghỉ ngơi cho thoải mái. Cũng bởi điều này mà những địa điểm  Đồ Sơn, Quất Lâm,… được cánh mày râu ưu ái lựa chọn hơn cả. Ai không có điều kiện thì tranh thủ cuối tuần ra Cầu Giấy Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt thư giãn. Sẽ không có điều gì để nói nếu như không có vụ lùm xùm chuyện hoa hậu, người mẫu bán dâm với giá ngàn đô  được xã hội phanh phui cùng cái án 30 tháng tù giam của cựu hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009 Mỹ Xuân ngày 27/6.


                                          (Mỹ Xuân trước tòa)
 Cái nóng oi bức của mùa hè cùng với sự ồn ào của các cư dân mạng khiến tô píc mại dâm trở nên hót hơn bao giờ hết. Câu hỏi được đặt ra rằng: “có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không?” liên tục được các báo trong nước giật những tít to đùng, khá hầm hố. Bao giờ cũng vậy, khi một chủ đề hót được đưa ra, chúng ta sẽ nhận được  ý kiến từ nhiều phía, giới chức trách có, mấy em người trong cuộc có, và có cả mấy thằng não lợn tranh thủ cơ hội bốc phét, nói như kiểu cắn vào hậu môn người khác nữa. Bạn đọc hãy cùng Lửa truyền thống điểm lại một số quan điểm về vấn đề hợp pháp hóa mại dâm trong thời gian qua. Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ xác lập cho mình một quan điểm đúng đắn về vấn đề rất nhạy cảm này.

                             (hình ảnh mang tính chất minh họa)
Nói là nhạy cảm cũng có cơ sở của nó. Mấy chú hay cắn hóng thì gọi đó là vấn đề “dân quyền và nhân quyền”, các chú ấy hay dựa vào đó để mà đòi này, đòi nọ cho những “dân oan cần giải thoát”.  Khắm không thể tả nổi. Các báo cũng tranh thủ cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với mấy chú này rồi đăng bài câu độc giả, giăng lên một thế trận hỏa mù về quan niệm hợp pháp hóa mại dâm đối với quần chúng.
Bài viết của một tiến sĩ được đăng lên với tiêu đề: “ Chống mại dâm như chống lại cối say gió”. Một tiêu đề hết sức bắt mắt, gợi lên cuộc chiến ảo giác của chàng Đông-Ki-Sốt trong tiểu thuyết, một cuộc chiến ngu ngốc, vô ích không mang lại kết quả ??? Để dẫn chứng cho quan điểm ấy, vị tiến xí kia tiếp tục luận điệu : “Mại dâm là một nghề có lịch sử gần như đồng thời với sự ra đời của con người. Khi hợp pháp hóa mại dâm, các bệnh xã hội cũng giảm đi và cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội”,Thực ra trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả khi không vào nhà thổ, không có quan hệ tình dục, đàn ông cũng đã phải mất vật chất cho việc giải tỏa đó. Một món quà để có thể ngồi gần, trò chuyện hay động chạm là một ví dụ. Nếu xã hội gay gắt với mại dâm thì cũng nên xét tới cả những hành động vờ vịt yêu đương, có tình cảm của một số chị em cho cầm chân cầm tay hay trò chuyện thôi và để đổi lại nhận những món quà không lớn nhưng cũng có khi không nhỏ”.
          Và theo vị tiến xí ấy, khi hợp pháp hóa mại dâm, những thành tựu mà chúng ta thu được sẽ là: “Mại dâm có thể sẽ mất đi một cách tự nhiên khi không còn giàu nghèo phân biệt. Khi đó quan hệ ngoài hôn nhân không là đổi chác liên quan tới tiền hay vật chất nữa mà chỉ đơn thuần là vấn đề tâm lý và sinh lý. Các nhà đạo đức học và những nhà nữ quyền là những người lớn tiếng nhất trong việc đòi xóa bỏ mại dâm nhất, đưa mại dâm ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng đạo đức là sản phẩm hay ít nhất là chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện vật chất xã hội và chỉ khi mại dâm được công nhận thì một bộ phận phụ nữ mới được bảo vệ. Phụ nữ sẽ ít là đối tượng bị hiếp dâm hơn và phụ nữ trong dịch vụ mại dâm hợp pháp mới được bảo vệ khỏi ma cô, tú bà, những kẻ mua dâm bệnh hoạn, được khám chữa bệnh thường xuyên, được giáo dục và dễ trở về đời thường hơn. Khi hợp pháp hóa mại dâm, các bệnh xã hội cũng giảm đi và cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội. Một khoản kinh phí xã hội sẽ được tiết kiệm và một nguồn thu cho xây dựng xã hội sẽ được tạo dựng.  Thực tế thuần phong mỹ tục cũng không thể bao gồm gọt đầu, bôi vôi, đóng bè thả sông và thay vì chống lại những nhu cầu tự nhiên, tồn tại khách quan bằng ý chí chủ quan. Con người ta cần vận dụng để kiểm soát tốt nhất tình hình. Mại dâm chỉ là xấu xa khi nó bị coi là bất hợp pháp, do vậy cả người bán và người mua dâm đều bị cho là vi phạm pháp luật như nhau. Để kết thúc tôi đề nghị các cơ quan chức năng xem xét và đưa mại dâm vào diện hợp pháp”.

                                      (Hình ảnh minh họa)
Không triết lý như vị tiến xí trên, một số bẹn trẻ mạnh dạn cho rằng: “Độc giả Momlovekid chia sẻ: "Pháp luật nên khoan hồng cho Mỹ Xuân. Việt Nam nên quản lý việc mua bán dâm là một nghề thay vì cấm, vì càng cấm thì chỉ càng không quản lý được. Các cô gái này đã vi phạm pháp luật, nhưng nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc ít học và nghèo khó mà ra. Nên giải quyết được vấn đề từ gốc thì xã hội sẽ tốt đẹp lên". Cái gì mà nguyên nhân sâu xa chứ, từ việc ít học và nghèo khó? Xin lỗi mấy bạn chứ lý do này khắm đéo ngửi được. Không thể phủ nhận một điều rằng, nguồn gốc của tệ nạn này chính là do sự tha hóa phẩm chất đạo đức của chính bản thân những con người ấy. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Mấy em xinh xinh ngày còn đi học thì đua đòi, chơi bời, thầy cô, nhà trường dạy bảo hết sức rồi mà đâu có nghe. Hay là thay vì đòi hợp pháp hóa mại dâm, các em nên đề nghị thuê mấy ộp pa thần tượng sang dạy bảo, chắc chắn là khá hơn.
Một com men nữa cho rằng: "Đúng đấy, chúng ta nên hợp thức hóa thành một nghề. Còn không thì hãy dẹp bỏ tình trạng này bằng cách bắt luôn cả người đi mua dâm, công bố danh tính người mua dâm trước công luận. Nếu không có cầu thì cung sẽ không xuất hiện. Vì nhu cầu sinh lý thấp hèn, đại gia đã trải thảm tiền ra thì đố ai mà không muốn lấy. Và để lấy thì phải làm cái gì đó. Diệt cỏ phải diệt tận gốc, chứ phần ngọn thì không ăn thua gì cả", bạn đọc Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
          Có thể thấy, phần lớn những ý kiến cho rằng nên hợp pháp hóa mại dâm đều xuất phát từ sự bất lực trước tệ nạn này, sự bất lực này cũng giống như sự bất lực của cánh đàn ông vậy, đau khổ lắm? Có thể ví von một chút cho hay, nếu như mấy chú phát hiện rằng mình bị “Bất lực”, "máy móc" trục trặc, liệu mấy chú có dám đăng đàn nói oang oang với thiên hạ rằng: “tôi bị vô sinh, tôi yếu sinh lý hay không?”, hay chỉ dám ôm nỗi đau khổ ấy cho riêng mình? Ai cũng có quyền nói, tuy nhiên nói phải suy nghĩ, suy nghĩ cho thấu đáo, không nên cứ mở miệng là đòi phải thế này thế nọ cho bằng bạn bằng bè, bằng các nước khác. Thái Lan thì kệ họ, Mĩ, Anh, Pháp…gì gì đó thì cũng kệ, mình là người Việt Nam, có truyền thống và nền văn hóa riêng, cái gì hay,cái gì tốt đẹp thì mình học hỏi mấy chú nhé. Cái xấu thì phải tránh, tránh thật xa. Không đùa đâu nhưng nếu hợp pháp hóa mại dâm thì các chú phải trông coi vợ và con gái cẩn thận. Anh thấy lo cho các chú đấy.
         




         




CUỒNG VÀ ĐAM MÊ........


   CUỒNG VÀ ĐAM MÊ.......
Nước mía@    Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao khi nhắc tới một chàng trai tên là Vũ Xuân Tiến, người được giới truyền thông Anh ngợi ca như một người anh hùng. Câu chuyện về chuyến du đấu của Arsenal tới Việt Nam gắn với 7 bàn thắng vào lưới đội tuyển Việt Nam và gắn cả với những bước chạy của Vũ Xuân Tiến. Đây có thể coi là điểm nóng trên Facebook trong suốt tuần qua. Có người thì chê này nọ, cũng không ít com men cho  rằng: “thằng này làm mất mặt Việt Nam VCL”. Tuy nhiên, từ góc độ của một người có ăn học và biết suy nghĩ chứ không phải là não lợn, cần phải thấy được những ý nghĩa từ sau hành động tưởng như điên dồ ấy.

 Running Man Vũ Xuân Tiến

          Bài viết này, mấy em fan cuồng cây pốp mà đọc được chắc là giận anh lắm, nhưng không sao, anh không muốn nói nhiều với các em làm gì cả, bố mẹ sinh ra các em chắc là phí sức lắm.
Sau Nick Vuccijic, có lẽ chuyến du đấu của Arsenal tới Việt nam là sự kiện khiến giới truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm nhất. Dù sao thì cũng xin được  gửi lời cảm ơn trân trọng tới Arsene Wenger cũng như các cầu thủ Arsenal vì đã biến một đêm mưa Hà Nội thành một đêm đầy ý nghĩa cho các cổ động viên Việt Nam. Chúng ta đã biết được bóng đá Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới, đó là điều cực kì quý báu đối với nền bóng đá nước nhà.
          Tuy nhiên, câu chuyện được chú ý nhiều nhất từ chuyến du đấu của Arsenal, chính là Vũ Xuân Tiến,  đã dám chạy 5 km để đi theo chiếc xe bus chở các cầu thủ Arsenal, và phần thưởng của anh thật to lớn: các cầu thủ Arsenal vui đùa hát “Sign him up! Sign him up!” đầy khích lệ, họ cho Xuân Tiến lên xe và chào đón bằng tràng pháo tay cùng những bức ảnh để đời. Tiến được ông Wenger ký tặng lên áo, và sau đó là video của Szczesny trên trang chủ của Arsenal gọi anh là người hùng, như một biểu tượng vượt qua thử thách để đạt được mục tiêu và từ đó tên của Tiến gắn chặt với biệt danh mới: “Running Man”. Kế đến anh được ra sân cùng các thần tượng, và một lời mời sang Anh xem Arsenal thi đấu ở Premier League đã được trực tiếp gửi tới cho Xuân Tiến bởi một trong những HLV nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng thông điệp cuối cùng mới là điều quan trọng nhất. Vũ Xuân Tiến, “Running Man” trở thành một biểu tượng của tình yêu bóng đá Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Đất nước Việt Nam sẽ không chỉ được biết đến bởi lịch sử hào hùng, những địa danh, thắng cảnh nổi tiếng... mà còn bởi sự nhiệt huyết với bóng đá, môn thể thao vua.

                Cách thể hiện tình cảm với niềm đam mê
            
                Cách thể hiện tình cảm với niềm đam mê
          “Running Man”  chính là một CĐV như thế. Một thanh niên Việt khoẻ mạnh, tràn đầy nhiệt huyết, dám hành động thì sẽ nhiều cơ hội đạt được ước mơ của bản thân. Tiến chạy theo chiếc xe bus ấy cũng như chạy theo một giấc mơ, có thể chiếc xe sẽ không dừng lại hoặc bản thân ta sẽ kiệt sức vì chạy nhiều, nhưng phải có những con người dám chấp nhận thử thách, dám chinh phục. Bóng đá Việt Nam cần những sự mạo hiểm và ý chí, khát khao như “Running Man” đã thể hiện.

          Cũng mang niềm khao khát mãnh liệt như lửa cháy ấy, các em fan cuồng cây pốp cũng có những hành động khá dị lôi kéo được sự chú ý của báo chí trong nước, thậm chí là cả quốc tế. Khi các ộp pa của các em bước xuống sân bay, các em đã có một màn chào đón  khá ấn tượng, khiến các ộp pa phần lớn phải lấy khẩu trang ra đeo hoặc  bịt mũi, em thì la hét, em thì gào rú, em thì khóc rồi lăn quay ra bất tỉnh. Anh thấy thương những người làm nhiệm vụ bảo vệ quá, phải tốn tiền xăng đưa các em vào viện. Bệnh viện thì đang quá tải, khổ thân họ. Các em thì nào hiểu điều đó, hằng ngày thì lười tập thể dục, ấy vậy mà xe các ộp pa đi tới đâu thì các em chạy theo tới đó, chạy thôi thì không sao, gào thét làm gì để các cô các bác đi đường bảo là mấy con điên vô học. Anh thấy buồn cưởi ghê, không hiểu lúc ấy, có ai còn muốn hát bài “Xinh tươi Việt Nam” không nữa, ngứa cả đít.

Những hình ảnh như thế tràn lan trên mạng, và cũng giống như  người chạy theo xe bus chở các cầu thủ Arsenal, các em fan cuồng cây pốp cũng sẽ có những kỉ niệm với thần tượng của mình. Nhưng thay vì được trân trọng, được ủng hộ và ngợi ca, các em sẽ được nhận lấy vài hơi dắm từ ghế của thần tượng và sự chê bai, dè bỉu của dư luận.
         
          Chẳng biết các em đã nghe tin này hay chưa, nhưng Lee Min Hoo sắp tới Việt Nam đấy, điều đó là chắc chắn rồi. Tuy nhiên thay vì rút kinh nghiệm từ những lần trước, các em hãy chịu khó nhịn ăn tiết kiệm tiền để mua vé chứ đừng đăng STT bán trinh lấy tiền, hay chửi bố, chửi mẹ,… vì không cho các em tiền mua vé. Lỗi tại các em thôi vì anh đã nói trước rồi đấy. Cái trinh tiết có mỗi một thôi mà cứ ộp pa nào sang là các em đòi bán là không được , phải biết tiết kiệm, nghe chưa.
          Nói vui thôi, chứ anh không mong các em sẽ như vậy, mình còn trẻ mà, còn một tương lai dài dài phía trước, các em có thể thay đổi bản thân để làm thật tốt công việc của mình, hoàn toàn có thể, anh tin vào điều đó, chứ không như một số thằng chuyên ngồi điều hòa,  “bắc chõ nghe hơi” ,cắn hóng chuyện chính trị, xã hội. Bọn đấy não lợn anh không chấp, nhưng các em thì anh hoàn toàn tin tưởng. Có nhiều cách để thể hiện và đạt được ước mơ chứ không nhất thiết phải cuồng lên theo phong trào như vậy. Hãy lấy câu chuyện về  Running Man Vũ Xuân Tiến để nhìn vào và thay đổi bản thân các em nhé.

NGUYỄN XUÂN DIỆN – CÓ PHẢI LÀ “DÂN OAN”?

Dân oan Nguyễn Xuân Diện?

Vốn là một Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm cùng với “đam mê” nghiên cứu ca trù, Diện muốn mình được nhiều người hơn nữa biết đến mình. Chính vì vậy, Diện đã tự PR “tên tuổi” của mình bằng một “đứa con quái thai”: xuandienhannom.blogspot.com và đặt cho nó cái tên là TỄU cho xứng đáng với “bản chất của một người đam mê ca trù”. Qua đó, Tễu đã không ngừng “đánh bóng tên tuổi” của mình bằng hàng tram bài báo mang nội dung xuyên tạc, bôi nhọ đất nước Việt Nam và hắn thật sự “khéo léo” khi núp dưới danh nghĩa của một trí thức yêu nước, đại diện cho nhân dân để đòi quyền tự do, dân chủ nhằm gây rối loạn an ninh trật tự, hoang mang trong quần chúng nhân dân cũng như là thời cơ để kích động làn sóng biểu tình của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Capture
Con đường để Nguyễn Xuân Diện chứng minh bản thân là “dân oan”
Truyền bá, đăng tải những bài viết có nội dung “bóp méo sự thật” về đất nước ta. Với lợi thế là một Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, Diện được đánh giá là một người “văn hay chữ tốt” hơn người nên hắn thật sự khéo léo khi che đậy được bản chất của mình dưới chiêu bài “dân oan”, hắn không ngừng ủ mưu, tính kế kêu gọi, vận động quần chúng nhân dân nhất là nhân dân lao động đang có những vấn đề khúc mắc về đất đai,chế độ, chsinh sách để đi đòi công lý, đòi quền tự do, dân chủ để không ngừng khẳng định mình là “công dân yêu nước”
Nguyễn Xuân Diện – tiên phong kích động trí thức. Đối tượng mà hắn hướng tới là những người mang tư tưởng cực đoan, bất mãn với chế độ, hô hào nhân dân đặc biệt là tầng lớp trí thức: học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ xuống đường biểu tình trong thời gian Đảng và Nhà nước ta lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Xuân Diện đã đánh bóng tên tuổi của mình và không quên kích động quần chúng nhân dân bằng các bài viết tuyên truyền như một chiêu bài chống lại Đảng và Nhà nước ta như: Thư gửi Quốc Hội, Đảng cộng sản Việt Nam; tuyên truyền cho tuyên bố của công dân tự do; Kiến nghị 72 của các nhân sỹ trí thức đòi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam…
1
Nguyễn Xuân Diện tích cực tiên phong đi đầu trong việc kích động những trí thức đi biểu tình.
Trong thời gian diễn ra vụ xét xử Đoàn Văn Vươn, “Tễu” đã tung một seri bài viết mang nội dung kích động, gây rối phiên tòa. Không dừng lại ở đó, hắn còn giả mạo đơn kháng cáo của Đoàn Văn Vươn, sau khi bị phát giác, hắn vội vàng gỡ bỏ nhưng chứng cứ về hành vi gian dối của hắn vẫn được lưu trữ trên Cache của trang Google.
Không chỉ có vậy, dưới vỏ bọc là một “trí thức yêu nước”, hắn tiến hành kêu gọi nhân dân bằng cách tập hợp người biểu tình gây áp lực đối với chính quyền nhằm vu cáo, xuyên tạc một cách trắng trợn về vụ việc xảy ra ở Văn Giang – Hưng Yên.
Chỉ bằng ấy chứng cứ, nếu là một “công dân yêu nước thứ thiệt”, hẳn mỗi chúng ta đều nhận thấy bộ mặt thật của Tiến sĩ Hán Nôm núp dưới danh nghĩa của một trí thức yêu nước để chống phá Nhà nước ta và đã cũng đến lúc các cơ quan chức năng cần có những bản án nghiêm minh đối với những phần tử như Diện.
Nguồn Blog tiengnoitre

Vụ Snowden: Tiếng nói giả dối về nhân quyền ở xứ "tự do"

Vụ Snowden: Tiếng nói giả dối về nhân quyền ở xứ "tự do"
Noam Chomsky tháng 8-2010 ở PekingNoam Chomsky trả lời phỏng vấn Phạm Thị Hoài dịch

Khi tôi dịch bài phỏng vấn này, chính phủ Đức sau nhiều ngày im lặng đã chính thức bày tỏ thái độ phản đối gay gắt việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ NSA thực hiện do thám quy mô lớn với cả các đồng minh châu Âu, trong đó có Đức. Một cao ủy EU yêu cầu ngưng các cuộc thương lượng Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Hoa Kỳ, cho đến khi Hoa Kỳ triệt để giải trình mọi cáo buộc do thám, và Đảng Xanh trong Nghị viện EU đề nghị Liên minh châu Âu cấp quy chế tị nạn chính trị và trao giải thưởng mang tên nhà bất đồng chính kiến Xô-viết Sakharov cho Edward Snowden, người tiết lộ những bí mật tình báo của NSA. Quả thật, chúng ta còn biết nói gì nếu một dissident của thời hiện đại như Snowden phải chạy trốn chính quyền của một quốc gia dân chủ, một xứ sở nổi tiếng là “thế giới tự do”, để tị nạn tại một quốc gia chuyên chế?

Vì thế, chút lạc quan vang lên về cuối, từ Noam Chomsky, người phê phán bền bỉ và mạnh mẽ nhất chủ nghĩa tư bản toàn cầu, chủ nghĩa đế quốc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của các chính phủ Hoa Kỳ, khiến tôi không thể không dùng để giật tít.

Người dịch

Zeit: Thưa Giáo sư Chomsky, khi được biết về vụ bê bối giám sát internet của Hoa Kỳ lần đầu tiên ông nghĩ gì? Ông có ngạc nhiên không?

Chomsky: Không, tôi không ngạc nhiên, có gì mà ngạc nhiên. Khả năng dùng internet để giám sát dân chúng đã sẵn có trong công nghệ đó, là một bộ phận nội tại của nó. Đi liền với điều đó là một số thứ khá khó chịu, như ta đang chứng kiến. Chỉ cần đọc các tạp chí của Học viện [i] nơi tôi làm việc là thấy. Với các chuyên gia thì chế ra một kĩ thuật để ghi lại toàn bộ những gì anh làm trong máy vi tính và chuyển cho một người kiếm soát là việc dễ như chơi. Trớ trêu là: tất cả những chuyện đó xảy ra mà anh không hay biết. Hay chiếc kính của Google chẳng hạn. Nó cho phép vừa nhìn vừa chụp hình tất cả mà không ai để ý. Anh có biết khi được hỏi, liệu những công nghệ như vậy có xâm phạm ranh giới riêng tư của con người không, người điều hành Google, ông Eric Schmidt, đã trả lời thế nào không?

Ông ấy nói đại ý: Nếu có điều gì mà bạn không muốn ai biết thì có lẽ đằng nào bạn cũng không nên làm [ii].

Chính xác, ông ấy nói như thế. Và chính phủ Mỹ tất nhiên cũng tư duy như thế. Cùng một cách lập luận, cùng một cách nhìn. Nhưng không chỉ riêng chính quyền Obama, mà mọi hệ thống quyền lực đều tư duy như vậy.

Ông nói như thể giám sát là chuyện hoàn toàn bình thường ở các nước dân chủ.

Chúng ta vừa được biết là nhân viên của cơ quan tình báo quân sự NSA cũng được quyền theo dõi email. Từ nhiều năm nay tôi đã nói rồi: nếu muốn giữ một điều gì đó trong vòng riêng tư, không rơi vào tay các cơ quan nhà nước, thì đừng đưa nó lên mạng.

Chúng ta đã ảo tưởng về tự do trên mạng chăng?

Tôi mừng là có internet, đó là một công nghệ tuyệt vời và tôi thường xuyên sử dụng. Nhưng mặt khác, càng ngày chúng ta càng ý thức rõ hơn những khía cạnh tiêu cực của internet. Dùng internet là bày mình ra, là thả mình cho giám sát và kiểm soát.

Thời những năm 60 ở Mỹ người ta đã lo ngại là nhà nước theo dõi người dân. Cái đó được gọi là tổ hợp chính trị-quân sự.

Tôi cũng thấy được gợi lại thời đó. Khi tham gia ủng hộ các phong trào chống chiến tranh Việt Nam, chúng tôi không đời nào nói rõ trong điện thoại. Chúng tôi biết là mình bị nghe lén. Chỉ trong các nhóm nhỏ hay giữa những người biết nhau chúng tôi mới được nói thoải mái. Nhưng với một hệ thống nhà nước muốn kiểm soát phản kháng xã hội thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Về việc này thì xã hội Mỹ đằng nào cũng khá kì cục.

NSA là một cơ quan thuần túy quân sự. Sự phân biệt giữa quân sự và dân sự ở Mỹ đã biến mất hay sao? Ranh giới giữa chính trị, xã hội và quân sự đã nhòa vào nhau chăng?

Không, câu hỏi này dẫn chúng ta đi lạc đường. Không thể quy trách nhiệm của những biện pháp nghe lén cho giới quân sự Hoa Kỳ. Nguyện vọng giám sát xuất phát từ chính trị và từ xã hội. Hệt như trong chiến tranh: thường thì giới quân sự không có hứng xung trận, không bao giờ tham gia với tinh thần hồ hởi.

Nghe ông nói thì dường như chức năng của các cơ quan tình báo không phải là bảo vệ nhà nước trước kẻ thù bên ngoài, mà là trước chính người dân của mình.

Tôi đã mất nhiều thời gian trong đời để đọc hồ sơ tình báo sau khi được giải mật. Anh có biết điều gì đáng lưu ý ở đó không? Chỉ một phần rất nhỏ liên quan đến an ninh quốc gia. Còn thực ra, chủ yếu là liên quan đến dân chúng. Người ta gọi cái trạng thái mà chính quyền được an toàn trước người dân là an ninh. Thí dụ như Hồ sơ Lầu Năm góc. An ninh của Hợp chúng quốc Hoa kỳ chẳng ăn nhằm gì ở đó. Các hồ sơ này tập trung cao độ, tới mức đáng ngạc nhiên, vào việc nắm thông tin để kiểm soát – vào câu hỏi: điều gì đang diễn ra trong dân chúng Mỹ.

Những hồ sơ mà WikiLeaks công bố cũng như vậy?

Đúng thế. Ở đó các lợi ích an ninh quốc gia cũng hầu như không hề bị chạm đến. Các văn bản mật chỉ thường xuyên đề cập việc bảo vệ chính phủ trước dân chúng như thế nào.

Nhưng Barack Obama sẽ bảo ông rằng: phòng trước chắc chắn là tốt hơn một vụ khủng bố mới ở Hoa Kỳ. Ông ấy sẽ nói rằng muốn đảm bảo an ninh thì đành chấp nhận một mức độ giám sát nhất định. Không thể muốn hết mọi thứ cùng một lúc.

Xin lỗi, tôi thấy lập luận ấy quá chung chung. Tổng thống Hoa Kỳ nên thay đổi đường lối thì tốt hơn. Obama nên chấm dứt hẳn việc điều hành một cỗ máy sản xuất khủng bố trên khắp thế giới.

Nhưng trong chuyện khủng bố thì Obama đâu có lỗi.

Mỗi người dân thường bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ giết hại lại sinh ra những kẻ khủng bố mới. Đấy không phải là một điều bí mật. Tướng Stanley A. McChrystal là một trong số ít những người hiểu ra điều đó, rằng chương trình được thực thi khắp thế giới của Obama đẻ ra những kẻ khủng bố tiềm năng nhanh hơn tốc độ mà Hoa Kỳ có thể tiêu diệt những đối tượng bị tình nghi. Hãy nhớ đến chiến tranh Iraq. Các cơ quan tình báo đã chẩn đoán chính xác rằng lực lượng khủng bố sẽ tăng lên sau khi Mỹ vào chiếm đóng, so với trước đó. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Người ta biết rõ, nhưng chẳng ai thèm quan tâm.

Những ngày này Barack Obama đang đến thăm Đức. Theo ông, bà Angela Merkel nên nói gì về vụ bê bối nghe lén?

Cái đó phụ thuộc vào việc bà Merkel có tin vào tự do và dân chủ không, và tôi nghĩ rằng bà Thủ tướng Đức có niềm tin đó. Bất kì ai tin vào tự do và dân chủ đều nên yêu cầu Obama chấm dứt việc giám sát dân chúng. Để tránh hiểu lầm: Không phải chỉ nên yêu cầu chính phủ Mỹ, mà gần như mọi chính phủ. Tiếc rằng chỉ có ít người đủ dũng cảm làm như vậy.

Ông có tin rằng chính phủ Đức thực sự không biết đến việc thực thi giám sát ở Mỹ?

Tôi không rõ. Biết đâu người Đức cũng làm hệt như Obama?

Bộ trưởng Nội vụ Friedrich thì chắc chắn là “rất hàm ơn sự hợp tác tốt đẹp với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ”. Còn Cục Tình báo Liên bang BND thì được một ngân sách hàng triệu Euro cho một chương trình giám sát.

Tôi không muốn can thiệp vào việc của các vị. Tôi chỉ biết rằng: Công nghệ để giám sát người dân đang có đó. Và tiếc rằng chúng ta phải tính đến khả năng là mọi chính phủ đều sử dụng các phương tiện kĩ thuật để thâu tóm và kiểm soát dân chúng càng nhiều càng tốt.

Google, Apple, Amazon, Facebook đóng vai trò gì trong tấn trò này?

Khó xác định. Họ theo dấu vết ta suốt ngày đêm. Ta chỉ cần mua một cuốn sách ở Amazon là họ có thể nói ngay, sắp tới ta sẽ mua cái gì. Họ tìm cách thu thập thông tin tối đa. Với thông tin, họ hái ra tiền.

Nhưng Google và các doanh nghiệp ấy đại diện cho quyền lợi của ai? Của tự do, của internet, của chính phủ…?

Rất đơn giản: họ đại diện cho quyền lợi của chính họ, và đương nhiên đó là những quyền lợi thương mại. Họ muốn bán một cái gì đó. Cho nên họ muốn biết mọi thứ về khách hàng.

Nếu những núi dữ liệu này rơi vào tay các chính phủ thì một hình thức thực thi quyền lực và kiểm soát xã hội kiểu mới sẽ xuất hiện. Michel Foucault sẽ gọi đó là “Vật lí vi mô của quyền lực”.[iii]

Ồ, cần gì đến Foucault ở đây. Mắt thường cũng nhìn ra sự thay đổi hình dạng của quyền lực. Công nghiệp quảng cáo là một ví dụ tốt. Nghề “quan hệ công chúng” (PR) được phát minh ở đâu? Ở các xã hội tự do nhất thế giới, tại Mỹ và Anh. Và lí do? Vì ở các nước tự do, khó kiểm soát người dân bằng cách trực tiếp áp đặt quyền lực. Cho nên phải kiểm soát kiểu khác: bằng cách tác động vào ý kiến, vào quan điểm và thái độ của người dân. Trong các xã hội tự do, vấn đề là đưa đầu óc con người vào quy định. Giống như quân đội đưa thân thể lính tráng vào quy định.

Ông có coi Edward Snowden, người đã tiết lộ bí mật của NSA, là một anh hùng không?

Có.

Nhưng anh ấy đã phạm luật. Với Obama thì Snowden là một kẻ phản bội.

Edward Snowden đã làm điều phải làm: Thông tin cho công luận biết rằng mình  bị nghe lén.

Vì sao những người như Julian Assange, Bradley Manning hay Edward Snowden lại nguy hiểm cho nhà nước như vậy?

Cái đó thì hai mươi năm trước, một nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng cũng được đọc nhiều ở Đức đã tóm gọn chính xác: Quyền lực phải ẩn trong bóng tối. Lôi nó ra ánh sáng là nó tan biến – nó bốc hơi luôn. Muốn duy trì quyền lực thì phải lo sao cho người dân không biết quyền lực đang làm gì với mình. Tên của học giả đó là Samuel Huntington.

WikiLeaks có phải là một quyền lực dân chủ không?

WikiLeaks đã bóc trần nhiều điều mà công luận nên được biết đến. Tất nhiên, phần lớn trong số đó khá hời hợt. Tôi đặc biệt sửng sốt về những cảnh báo của đại sứ Hoa Kỳ tại Pakistan. Ông ấy đã nói rất rõ rằng chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ đẩy dân chúng Pakistan sang phía Hồi giáo và cực đoan. Nhưng chẳng ai buồn quan tâm đến ý kiến đó.

Có thông tin rằng chỉ trong vòng một tháng, NSA đã thu thập gần 100 tỉ tập hợp dữ liệu. Có thể cưỡng được ấn tượng tai hại, rằng nước Mỹ dân chủ và nền độc tài Trung Quốc giống nhau đến bất ngờ ở một điểm: cả hai cùng giám sát dân chúng nước mình không?

Thú thật là điều này tôi không nghĩ đến. Hoa Kỳ là một nước dân chủ, còn Trung Quốc thì rõ ràng không là một nước dân chủ. Có lần tôi đến Bắc Kinh giảng bài, một sinh viên hỏi tôi nghĩ gì về nền dân chủ Trung Quốc. Tôi đáp: nền dân chủ Trung Quốc ở đâu, xin anh chỉ cho tôi được không, vì ở ngoài kia tôi không phát hiện ra nó. Mỗi năm ở Trung Quốc có hàng ngàn cuộc nổi dậy của công nhân.

Các blogger Trung Quốc đang giễu: Phương Tây rao giảng tự do và giám sát chính người dân của mình.

Họ cứ việc giễu. Ta còn chưa hề biết chính phủ Hoa Kỳ có thể làm gì với những đống thông tin kia. Như cái danh sách kẻ thù của Richard Nixon [iv] – anh thấy đấy, có làm được gì nhiều đâu. Hơn nữa, tôi hi vọng thế, xã hội Mỹ sẽ biết cách tự vệ.

Nguồn: Phần chính của bài phỏng vấn đăng trên tuần báo Zeit, 21-6-2013. Người thực hiện: Thomas Assheuer. Nhan đề của bản tiếng Việt do người dịch đặt. Các chú thích đều của người dịch.

Chú thích của người dịch:

[i] Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

[ii] Eric Schmidt trả lời phỏng vấn của Maria Bartiromo trên CNBC ngày 3-12-2009. Nguyên văn tiếng Anh: “If you have something that you don’t want anyone to know, maybe you shouldn’t be doing it in the first place.”

[iii] Khái niệm “microphysique du pouvoir” của Michel Foucault

[iv] Xem: http://www.enemieslist.info/

Nguồn  : http://www.procontra.asia

QUỐC KỲ VÀNG 3 SỌC ĐỎ TRONG MẮT KIỀU BÀO VIỆT


Ảnh: Cờ Mĩ dương tiến trước
Cờ vàng lết theo sau
 
QUỐC KỲ VÀNG 3 SỌC ĐỎ TRONG MẮT KIỀU BÀO VIỆT
(Theo những lời tâm sự của một người Việt xa xứ)

Đây là lá cờ mà tôi đã từng phục vụ dưới nó trong hơn hai thập niên: 8 năm rưỡi trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và nhiều năm trong ngành giáo dục ở miền Nam. Cho nên tôi không chê nó, không ghét nó, và vẫn thường nói, những kẻ nào gọi cờ đó là “cờ ba que” là những kẻ vô giáo dục. Điều này cũng áp dụng cho những kẻ nào gọi lá cờ đỏ sao vàng là “lá cờ máu”. Tại sao? Bởi vì dưới những lá cờ đó đã không biết có bao nhiêu người yêu nước, vì lý tưởng này hay lý tưởng nọ, hi sinh dưới những lá cờ đó. Chỉ có những kẻ vô giáo dục mới dùng những từ hạ cấp để gọi những lá cờ đã đi vào lịch sử Việt Nam trong thời cận đại.

Vì có những ràng buộc cá nhân đối với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho nên tuy rằng ngày nay nó không còn ý nghĩa của một quốc kỳ, tôi vẫn giữ nó như là một kỷ vật trong đời. Do đó nơi bàn làm việc của tôi trong mấy chục năm nay thường có treo một lá cờ vàng ba sọc đỏ nho nhỏ như trong bức hình dưới đây, lẽ dĩ nhiên đây chỉ là kỷ niệm cá nhân.

Nhưng ngày nay bảo tôi cầm lá cờ đó đi chống Cộng dưới bất cứ hình thức nào: chống đối những chính khách từ Việt Nam qua, biểu tình chống Vietweekly hay Người Việt “thân Cộng”, tranh đấu để được công nhận là lá cờ chính thức của Việt Nam, tranh đấu để được treo ở vài nơi công cộng, vài trường học, hay cả bắt tôi phải chào nó coi như nó là quốc kỳ v..v.., thì đối với tôi là một sự sỉ nhục. Sỉ nhục vì đó là những hành động của những kẻ “không biết ngượng”, sỉ nhục vì đã hạ thấp tư cách công dân Mỹ gốc Việt của những người đang sống trong một nước tự do dân chủ, sỉ nhục vì nó trái với sự hiểu biết thông thường, sỉ nhục vì làm cho cả cộng đồng người Việt di cư mang tiếng là những kẻ có những hành động côn đồ, bất chấp luật pháp v..v… Vì vậy tôi thắc mắc là những hành động vô lối trên đã mang lại cho cộng đồng người Việt di cư cái gì, sự vinh danh hay sự nhục nhã.

Chẳng ai có thể phủ nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ, một thời đã là biểu tượng của các chế độ quốc gia, từ 1948 đến 1954 dưới quyền Pháp, và từ 1954 đến 1975 trên thực tế dưới quyền Mỹ, nhưng dù sao cũng là một biểu tượng mà mấy chục triệu người dân sống dưới nó, và cũng có biết bao chiến sĩ hi sinh vì nó. Nhưng sau 1975 thì biểu tượng đó đã đi vào dĩ vãng của lịch sử, không còn là “quốc kỳ” mà cũng chẳng phải là biểu tượng của “di sản và tự do” [symbol of heritage and freedom] của người Việt miền Nam.

Nó không còn là “quốc kỳ” vì “quốc kỳ” là biểu tượng của một quốc gia có chủ quyền, có một lãnh thổ riêng biệt. Những người dân trong một quốc gia thì có cùng một căn cước, và thường có cùng một nguồn gốc, và theo nghĩa lịch sử, có cùng tổ tiên và các hậu duệ. Một quốc gia trải dài qua nhiều thế hệ và gồm cả những người đã quá cố. Một quốc gia thường được cả thế giới công nhận là một thực thể có căn cước riêng trong cộng đồng thế giới. Cộng đồng người Việt di cư đầy chia rẽ không hội đủ bất cứ một điều kiện nào như trên cho nên không phải là một quốc gia và tất nhiên không thể có quốc kỳ. Do đó, thực chất lá cờ vàng chỉ còn là “vang bóng một thời” của những người cố bám vào quá khứ mà không nhìn thấy hiện thực.

Những nhóm người chống Cộng cực đoan không hiểu được như vậy cho nên đã lạm dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ trong những hành động vô lối, thiếu hiểu biết. Đọc dư luận về đám người không có đầu óc này trên báo Mỹ và trên Internet tôi thật sự lấy làm xấu hổ lây. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành biểu tượng của những đám người chống Cộng bất kể lý lẽ, những đám người giống như những băng đảng, không đại diện cho bất cứ ai, khoan nói là đại diện cho hơn 2 triệu người Việt di cư. Họ mang lá cờ đã cuốn gói chạy dài trong năm 1975 ra phô trương làm “quốc kỳ” mà chẳng hiểu thế nào là quốc với kỳ, đi đến tình trạng trong một số buổi lễ, công hay tư, tôn giáo hay dân gian, cũng đều có chào “quốc kỳ” và hát “quốc ca”. Họ cho rằng tất cả những người đứng lên chào cờ cũng phải cho đó là “quốc kỳ”, nghe bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” của Lưu Hữu Phước cũng phải cho đó là “quốc ca”, mà không hiểu rằng khi xưa người dân đi xem chiếu bóng nghe bài “Nhân dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm” cũng chẳng có mấy người “biết ơn Ngô Tổng Thống” và cũng chẳng có mấy người muốn cho “Ngô Tổng Thống muôn năm”.

Với hơn một triệu quân, cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, cộng với ưu thế tuyệt đối về quân sự, mà phải chạy dài trước đoàn quân mà bây giờ họ lên tiếng mạ lỵ, cho là đói rách, vô học, thế mà không lấy thế làm nhục, ngày nay còn mang nó ra làm biểu tượng tranh đấu cho tự do, dân chủ bằng những hành động hung hăng vô lối, phá phách, đe dọa, phi tự do, phi dân chủ. Họ mơ tưởng rằng tất cả người Việt di cư đều đồng ý với những hành động ấu trĩ, côn đồ của họ mà không biết rằng tuyệt đại đa số người Việt di cư coi những chuyện chống Cộng ruồi bu như vậy thật là đáng khinh, làm muối mặt cả cộng đồng. Họ còn vác nó đi diễn hành rất hào hùng trong những bộ quân phục đeo đầy huy chương hào nhoáng mà không biết ngượng vì không hề nghĩ rằng như vậy chỉ làm trò cười cho thiên hạ, chỉ khơi lại cho những người hiểu biết cảnh tướng chạy trước, quân chạy sau, chà đạp lên dân chúng, cướp đường mà chạy, cho nên chỉ có 55 ngày mà quân đội miền Nam tan rã, vứt đầy xa lộ quân phục, quân dụng và súng ốngVậy thì hào hùng ở chỗ nào, vinh quang ở chỗ nào. Thế mà người ta vẫn cứ huênh hoang tổ chức nọ kia để “vinh danh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa”. Thật là quá đau lòng đi, nhưng những cảnh tượng chống Cộng bát nháo, phô trương lực lượng một cách lố bịch đã làm cho nhiều người Việt di cư phải hổ thẹn trước người ngoại quốc..

Người Việt di cư đã bỏ phiếu bằng những hành động cụ thể. Có bao nhiêu người trí thức có tư cách tham gia những nhóm người hung hăng chống Cộng? Hô hào, cổ võ tẩy chay nhạc Trịnh Công Sơn, cho cả một em bé đứng ngoài đường vác bảng đề “Người Việt tỵ nạn không chấp nhận ca nhạc Trịnh Công Sơn” nhưng số người đi nghe nhạc Trịnh Công Sơn lại hơn gấp đôi số người đi biểu tình chống. Thái độ của người Việt tỵ nạn đã rõ ràng. Hàng năm có mấy trăm ngàn người về thăm quê hương, gửi cả tỷ đô-la về cho thân nhân, làm giầu nuôi dưỡng chế độ [sic], theo như luận điệu ấu trĩ của một số người. Thế mà vẫn không chịu nhìn vào thực tế, vẫn hung hăng con bọ xít vinh danh lá cờ vàng.

Một chuyện chống Cộng để vinh danh lá cờ vàng đã xẩy ra ở đại học Nam Cali, USC. USC treo cờ của tất cả các quốc gia có sinh viên học ở USC, và Việt Nam có hơn 20 sinh viên học ở đó, do đó nhà trường treo cờ đỏ sao vàng của Việt Nam song song với cờ của các nước khác có sinh viên học ở đó. Phát ngôn viên của Đại học nói: “Đại học treo những cờ của các quốc gia trên thế giới có sinh viên đến USC học. Những lá cờ này tượng trưng cho các quốc gia đã được Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công nhận” [The university displays the flags of nations from which our international students come to attend USC, These flags represent nations recognized by the United Nations and the U.S. Department of State."] Những người chống Cộng cực đoan đòi hạ cờ đó xuống để treo cờ vàng ba sọc đỏ với lý luận là có 1000 sinh viên Mỹ gốc Việt không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ đại diện cho quốc gia của họ. Nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho quốc gia nào, có được Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công nhận là cờ của một quốc gia không?. 1000 sinh viên học ở USC với tư cách là công dân của quốc gia nào. Nếu là công dân Mỹ, dù là gốc Việt, thì lá cờ tượng trưng cho quốc gia của họ là lá cờ Mỹ, không phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ. Còn nếu với tư cách là sinh viên Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, thì lá cờ đại diện cho họ phải là lá cờ đỏ sao vàng. Vấn đề rất đơn giản như vậy mà không chịu hiểu, cứ hung hăng làm càn để cho người ngoại quốc chê cười. Mà không chỉ là chê cười mà họ còn mắng vào mặt những người đã có những hành động ngu xuẩn này ngay trên nước Mỹ, vi phạm luật pháp Mỹ, như chúng ta thấy trong vài tài liệu sau đây,

Chúng ta có cảm thấy xấu hổ không khi đọc những dòng chữ này trên tờ OCregister.com:

“Bạn có biết không. Ngu xuẩn là chính danh. Pháp và sau đó là Mỹ đã huấn luyện những người ngu dốt để phục vụ cho chúng. Công việc của họ là đánh hơi ra những kẻ nào chống chủ của họ, cộng sản hay không. Họ gọi bất cứ người nào chống lại sự thống trị của ngoại bang là “cộng sản” và cầm tù và giết người đó đi. Đó là tại sao họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Đó là tại sao khi Mỹ tháo chạy thì họ cũng phải tháo chạy. Chế độ Saigon không có ngay cả sự ủng hộ của binh sĩ của mình, đó là tại sao mà chỉ có trong vòng 55 ngày mà quân đội miền Bắc có thể kiểm soát hoàn toàn Nam Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Một điều mà cái guồng máy chiến tranh lớn nhất trên thế giới không thể làm nổi dù rằng đã giết cả triệu người, thả 8 triệu tấn bom và trải 70 triệu lít chất khai quang màu cam.

Cho đến ngày nay, suốt cuộc đời của họ dính cứng vào cái trạng thái tâm lý đó. Họ nghĩ rằng nếu họ cứ kiên trì hô to những khẩu hiệu trống rỗng thì họ sẽ được sự ủng hộ để họ đi hiếp đáp những người khác ở trên đất Mỹ này, và lạ lùng thay họ đã thành công. Điều này chứng tỏ một điều. Còn rất nhiều người ngu trên đất Mỹ.

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ là các người thiếu giáo dục.

1000 sinh viên Mỹ gốc Việt học ở USC đúng khi nói rằng lá cờ đỏ sao vàng không đại diện cho họ. Đó là vì lá cờ ba màu đỏ, trắng, và xanh (cờ Mỹ) đã đại diện cho họ ở mọi cơ sở liên bang, tiểu bang, quận, và các công sự trong thị trấn.

Các người không có quyền bảo USC hay bất cứ ai về vấn đề lá cờ nào mà họ muốn treo. Đó không phải là một đặc quyền mà là quyền đã tranh đấu để có được. Nếu những người chống đối muốn lá cờ cũ của Nam Việt Nam được treo thì các người phải ở lại trong nước và chiến đấu [nếu thắng thì đương nhiên lá cờ đó là cờ của quốc gia Việt Nam]. Miền Bắc đã ở lại và chiến đấu và họ đã được cái họ muốn.

Các người muốn gì nữa từ nước Mỹ? Các người muốn chúng tôi gây một cuộc chiến khác với Việt Nam?”

Sau đây là một ý kiến khác, của một người Việt Nam, viết cho một người Mỹ, có lẽ là một viên chức ở Quận Cam, trên Internet:

K/G ông Dillow:

Xin ông hãy tìm hiểu hồ sơ cá nhân của những người biểu tình chống đối. Nếu ông nghe đài phát thanh Việt Nam mà chúng tôi nghe vào buổi tối, thì ông sẽ biết rằng những người chống đối đã được trả tiền và nhiều người trong bọn họ sống ở Quảng Nam trước khi sang Mỹ. Nhiều người ăn trợ cấp xã hội (welfare), không trả thuế và không khai lợi tức kể cả lợi tức để chống đối. [được trả tiền để đi biểu tình chống đối]

Đây là một hình ảnh rất xấu cho cộng đồng của chúng tôi. Khi chúng tôi nghe đài phát thanh Việt Nam vào buổi tối chúng tôi được tin về những người làm chính trị Việt Nam đã thuê những người đi biểu tình để phá Saigon Nhỏ [Little Saigon, không phải báo lá cải Saigon Nhỏ] và báo chí Việt Nam. Xin đừng để cho những người biểu tìn chiếm cứ Saigon Nhỏ và phá hủy đi tiếng tốt của Saigon Nhỏ.

Chúng tôi xin ông giúp chúng tôi để điều tra Ngô Kỷ, Đoàn Trọng, Đàm Bảo Kiếm, Rambo Phạm, Trần Thế Cung, những người làm chính trị [không xứng đáng được gọi là chính trị gia] Janet Nguyễn và Lê Công Tâm. Họ được nói đến trên đài phát thanh của ông Võ Cửu Long. Những ai đã được trả tiền. Và ai đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ?

Sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài phỏng vấn ông Trần Tuấn Ngọc, 47 tuổi, trang chủ trang nhà của chính ông thành lập từ năm 2000: Vietnamese-American.org: Chúng ta sẽ thấy rằng tuy tương đối còn trẻ, lẽ dĩ nhiên là đối với tôi, ông Trần Tuấn Ngọc đã có những nhận định sâu sắc về cộng đồng, chính trị và thời sự [Interview with Ngoc Tuan Tran of Vietnamese-American.org]. Trong một cuộc phỏng vấn khác trước đây, được biết ông Trần Tuấn Ngọc đã có về dạy học ở TP Hồ Chí Minh trong một thời gian (I am currently teaching in Ho Chi Minh city, Vietnam. I plan to return to the United States early in March of 2005):

Hỏi: Ông rời Việt Nam năm nào và bao nhiêu tuổi? Ông, hay gia đình ông có địa vị hoặc làm gì ở Nam Việt Nam trước đây.

Đáp: Tôi rời Việt Nam một mình ngày 30 tháng 4, 1975, khi tôi 14 tuổi. Khi đó tôi là học sinh Trung Học. Bố tôi là một cảnh sát cấp thấp trong chính phủ Nam Việt Nam.

Hỏi: Ông có ý kiến gì về những người trong cộng đồng cho rằng lá cờ cũ đại diện cho lịch sử và căn cước của tất cả người Mỹ gốc Việt?

Đáp: Lá cờ cũ đại diện cho căn cước của một số những người Nam Việt Nam ở phe của Mỹ, và của Pháp trước đó, nhưng không phải cho tất cả.

Hỏi: Ông nghĩ sao về những quyết định về cờ vàng ba sọc đỏ đã thành công ở những thị trấn như Garden Grove, Cali?

Đáp: Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đại diện cho Việt Nam. Bất cứ tổ chức chính quyền nào của Hoa Kỳ ủng hộ lá cờ cũ là lá cờ chính thức của Việt Nam đều vi phạm luật quốc tế. [Sự thật chỉ có một số địa phương cho phép treo cờ vàng ba sọc đỏ coi đó như là biểu tượng của cộng đồng người Việt, và một số địa phương không cho phép, chứ chính quyền Mỹ hay Bộ Ngoại Giao Mỹ chưa bao giờ coi lá cờ đó là cờ của Việt Nam. Những người chống Cộng với lá cờ đó quên rằng Mỹ đã coi lá cờ đó như là một cái gì expendable, muốn bỏ đi lúc nào thì bỏ. Vậy mà không biết nhục mà ngày nay còn xin xỏ để lá cờ đó được treo, treo lên một quá khứ chẳng mấy tốt đẹp]

Hỏi: Ông nghĩ sao về một số người Mỹ gốc Việt cho rằng làm ăn và thiết lập những liên hệ với Việt Nam chỉ ủng hộ cho hồ sơ nhân quyền xấu và tham nhũng trong chính phủ Việt Nam.

Đáp: Trước khi lên án các quốc gia khác về vi phạm nhân quyền, người Mỹ gốc Việt nên nhìn vào hồ sơ nhân quyền của nước Mỹ. Kỳ thị chủng tộc chắc chắn là vi phạm nhân quyền, và kỳ thị chủng tộc thì vừa là hệ thống vừa là định chế ở nước Mỹ.

Về tham những thì ở Mỹ cũng không thiếu gì các viên chức tham nhũng, nhưng học che đậy kỹ hơn. Ai cũng biết rằng phải có rất nhiều tiền, thường là từ những tổ chức đóng góp để mưu lợi, để thắng trong một cuộc bầu cử ở Mỹ.

Hỏi: Ông nghĩ sao về lý luận của một số người Mỹ gốc Việt cho rằng chính phủ Việt Nam hiện thời, và tất cả những gì họ đại diện, là bất hợp pháp.?

Đáp: Những người Mỹ gốc Việt lấy quyền gì mà bảo chính phủ Việt Nam là bất hợp pháp. Theo như tôi biết, họ không phải là công dân của Việt Nam, và họ không sống ở Việt Nam. Dân chủ không thể bị cưỡng đặt từ bên ngoài. Chỉ có những người dân trong nước mới có thể đòi hỏi một chính phủ dân chủ theo một hình thức chính phủ mà họ muốn.

Và sau đây là ý kiến có lẽ của một sinh viên USC trả lời một sinh viên khác về vụ cờ vàng:

“Bạn có thể nói với các bạn học cùng lớp người Việt Nam là họ bị lừa dối và không biết gì về nền văn hóa của họ.

Theo những gì bạn mô tả, lá cờ treo trên trần của nhà ăn sinh viên là lá cờ của Nước Việt Nam, không phải là cờ của Cộng sản. Lá cờ Cộng sản có hình búa liềm màu vàng ở trên nền đỏ ở góc trên gần nơi cột cờ. Lá cờ của quốc gia có ngôi sao vàng trên nền đỏ.

Nhiều người có quan niệm sai lầm về màu đỏ và vàng của lá cờ Việt Nam là của Cộng sản. Hầu hết những người không phải là dân Á Châu không biết rằng màu đỏ và vàng là những màu có tính cách tích cực, tượng trưng cho sức mạnh và may mắn trong các nền văn hóa Á Châu.

Có một điều bạn có thể nói với các bạn học cùng lớp người Việt Nam là mối ác cảm thù hận của bố mẹ họ đối với chính phủ Việt Nam hay Cộng sản ở Việt Nam không phải là mối ác cảm thù hận của các bạn học cùng lớp. Các bạn học cùng lớp của bạn không ý thức được là họ ở vị thế có thể nối một cây cầu thân hữu giữa hai kẻ thù cũ. Thật là điên rồ nếu họ cứ tiếp tục sống trong sự vô minh. Các bạn học cùng lớp thật là may mắn được sống trong một quốc gia mà họ có thể tự do đọc những thông tin để cho họ có thể biết đến sự thật về Việt Nam hiện đại thay vì những thông tin cũ kỹ của nhiều thập niên trước mà bố mẹ họ nói với họ.”

Tôi thực sự nghĩ rằng, điều tệ hại nhất của lớp người di cư lớn tuổi là truyền lại cho con cháu mối ác cảm hận thù của mình từ các đời trước, làm ô nhiễm đầu óc chúng, và làm cho chúng sống lạc lõng chẳng giống ai trong một xã hội dân chủ tự do như xã hội Mỹ. Do đó, thắc mắc của tôi là: Đến bao giờ họ mới có thể mở mắt ra để mà thấy rằng, chiến tranh Quốc-Cộng đã đi vào quá khứ, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều từ 1975, và những con cháu của họ không có bổn phận phải gánh cái trách nhiệm “làm mất nước” của ông cha, và phải trả thù cho ông cha. Cuộc tranh đấu ngày nay tuyệt đối không thể là cuộc tranh đấu Quốc-Cộng như khi xưa mà phải là cuộc tranh đấu để xây dựng, cải thiện xã hội. Tại sao họ còn cứ bám chặt vào cái quá khứ mà thực chất cũng chẳng có gì tốt đẹp, và bám chặt vào mối ác cảm hận thù Cộng sản của mấy thập niên về trước, để đi đến những hành động khó ai có thể chấp nhận ngày nay trên nước Mỹ. Họ có bao giờ nghĩ đến toàn thể cộng đồng người Việt di cư không, hay chỉ hành động để thỏa lòng căm thù cá nhân. Họ đưa ra những sự đau thương cá nhân, những bất hạnh đã xảy ra cho họ trước và sau cuộc chiến, những tổn hại của phe ta v..v.. mà không bao giờ nghĩ đến hay đưa cùng những thứ đó đã xẩy ra cho người dân Việt ở phía bên kia. Điều này chứng tỏ họ chỉ biết đến mình và không đếm xỉa gì đến kẻ khác, cũng là đồng bào của họ. Đúng như Giáo sư Stephen Vlastos đã phê phán: “Đó là sự vắng mặt của kẻ thù trong mọi luận điệu để bênh vực, biện minh cho phe ta.” Nhưng lịch sử không chỉ là lịch sử của một phía, đó là điều mà những nhóm người năng nổ chống Cộng khi không còn Cộng, chống một lá cờ khi nó chỉ là một biểu tượng quốc gia, chống những bài hát thuộc lãnh vực nghệ thuật…, không đủ khả năng để nhận thức đúng đắn thực tại. Tôi thấy quả là rất tội nghiệp cho những đầu óc trì trệ hẹp hòi như trên, không chịu thức tỉnh với thời đại. Và vì vậy tôi thấy cần phải nhắc lại một câu trên Internet tôi đã trích dẫn ở trên cho những người hay chụp mũ người khác là Cộng sản:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào đó là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu giáo dục.

[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

Để kết luận, tôi xin khẳng định một lập trường mà tôi tin rằng cũng là lập trường của rất nhiều người cùng chí hướng giải hoặc với tôi: Bất cứ người nào chụp lên đầu tôi cái mũ Cộng sản tôi cũng xin sẵn sàng đội nó lên đầu. Nhưng đối với tôi thì người đó chẳng qua chỉ là một tên ngu xuẩn và thiếu giáo dục.

--- Điếu Phạt---