Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta có chung dòng máu và màu da.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta nên yêu thương, hãy tha thứ và quên đi.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta phải bắt tay để xây dựng đất nước giàu mạnh.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta hãy yêu nước bằng lòng hăng say lao động.

Chúng ta là người Việt Nam

Chúng ta phải luôn tự hào về nguồn cội.

VN-FLAG BLOG: Biển Đông và những trò cười cho thiên hạ năm Châu!...

VN-FLAG BLOG: Biển Đông và những trò cười cho thiên hạ năm Châu!...: Việt nam một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến và  bề dày chống ngoại xâm, rất yêu chuộng hòa bình sẽ  không bao giờ liên kết với một nước t...

VN-FLAG BLOG: Không đánh đổi chủ quyền nhận lấy một thứ hòa bình...

VN-FLAG BLOG: Không đánh đổi chủ quyền nhận lấy một thứ hòa bình...: Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhấ...

VN-FLAG BLOG: TRUNG QUỐC – KHI GÃ KHỔNG LỒ KHÔNG CÒN TO LỚN

VN-FLAG BLOG: TRUNG QUỐC – KHI GÃ KHỔNG LỒ KHÔNG CÒN TO LỚN: TRUNG QUỐC – KHI GÃ KHỔNG LỒ KHÔNG CÒN TO LỚN Nước mía@ Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe kể câu chuyện về gã khổng lồ và...

VN-FLAG BLOG: TIẾNG BIỂN

VN-FLAG BLOG: TIẾNG BIỂN: TIẾNG BIỂN Nước mía@ Màn đêm đã buông xuống. Không gian mênh mông vang vọng những âm thanh xa vắng. Vn-Flag Blog xin gửi tới độc giả một ...

VN-FLAG BLOG: ĐỪNG ĐỂ VIỆT NAM NHƯ THẾ - BỨC HUYẾT THƯ GỬI TỪ UC...

VN-FLAG BLOG: ĐỪNG ĐỂ VIỆT NAM NHƯ THẾ - BỨC HUYẾT THƯ GỬI TỪ UC...: Còn đâu Kiev huy hoàng tráng lệ, còn đâu đôi bờ sông Danube mộng mơ, khi mà giờ đây chỉ còn là hoang tàn đổ nát, bạo động và máu tanh. Tươn...

VN-FLAG BLOG: CHO MỘT PHÚT CUỐI NGÀY

VN-FLAG BLOG: CHO MỘT PHÚT CUỐI NGÀY: CHO MỘT PHÚT CUỐI NGÀY Nước mía@ Hà Nội, chiều hè tháng 5. Cơn mưa bất chợt ngang qua mang theo hơi nóng tỏa lên từ lòng đường, q...

"Anh em trong nhà mà đánh nhau, thì một lúc chúng ta lưỡng đầu thọ địch!"

Hàn Quốc: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là biểu tượng lãnh đạo Châu Á

Tờ Korea Herald của Hàn Quốc ngày 2.2 đã có bài viết ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng ông là một "biểu tượng lãnh đạo" ở Châu Á.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được các tổ chức toàn cầu và các hãng thông tấn hàng đầu Châu Á và thế giới ca ngợi vì sự lãnh đạo và thông điệp "niềm tin chiến lược", nhằm đối phó với các thách thức kinh tế và căng thẳng khu vực.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều vấn đề nảy sinh trong nước liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết IV của Đảng Cộng sản và Việt Nam bị tác động lớn bởi những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước, ông đã kiên quyết lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi thách thức để đạt chỉ số tăng trưởng GDP là 5,4%, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2013 chứng kiến sự gia tăng căng thẳng về an ninh và ngoại giao ở Châu Á. Sự suy giảm lòng tin trong khu vực được cho là còn gia tăng trong năm nay, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hợp tác kinh tế và một bên là những xung đột an ninh giữa các nước lớn trong khu vực.
Ngày nay, Việt Nam là một hiện tượng thú vị ở Châu Á, cả trong khía cạnh chính trị, kinh tế và cách đất nước giải quyết xung đột chính trị và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam rất tích cực trong việc ủng hộ hội nhập toàn cầu và trở nên ngày càng tự tin, quyết đoán hơn trong việc giải quyết các vấn đề nóng của quốc tế, mặc dù vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đáng kể.
Xếp hạng của Việt Nam trong cuộc khảo sát cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã tăng 5 bậc trong năm 2013, chủ yếu do môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện, duy trì lạm phát một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, năm 2013 Việt Nam đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế bằng cách duy trì tỉ lệ phạm phát vừa phải và cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế Việt Nam không gặp sự cố nghiêm trọng nào, dù khủng hoảng nợ xấu đè nặng lên ngành tài chính và ngân hàng vào cuối năm ngoái. Niềm tin tăng cao đã kéo các nhà đầu tư trở lại thị trường và triển vọng kinh tế ngày càng sáng sủa.
Triển vọng cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong nước đã được "hồi sinh" nhờ các biện pháp cải cách quyết liệt. Việc cam kết thúc đẩy khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.
Sau 6 năm kinh tế rơi vào tình trạng bấp bênh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Việt Nam về cơ bản đã "thoát đáy", lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định.
Sự phụ thuộc vào vàng và USD trong các giao dịch đã giảm đáng kể khi niềm tin vào tiền đồng Việt Nam tăng lên. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các khu vực và thành phần kinh tế. Các khoản nợ nước ngoài, nợ công và nợ của chính phủ đã được kiểm soát trong giới hạn an toàn.
Trong khi Việt Nam vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng với các tổ chức chính trị ổn định và một mặt trận chính trị thống nhất, được hậu thuẫn bởi "tiếng nói chung", Châu Á trải qua năm con rắn trong tình trạng hỗn loạn, tranh chấp lãnh thổ leo thang, đỉnh điểm vào tháng 11 khi Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng bằng việc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.
Các nước trong khu vực cũng nóng lên trước tình trạng tranh cãi về quyền di chuyển, tự do hàng hải, tự do hàng không. Xung đột Trung-Nhật càng căng thẳng hơn khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni Shrine. Chia rẽ về an ninh sẽ đe dọa hội nhập kinh tế, bất chấp những tiến bộ về hội nhập khu vực trong những năm trước.
Năm 2013, hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở nên nổi bật ở chính trường Châu Á và quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La 2013, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trong đó nhấn mạnh vào "niềm tin chiến lược" - đã đem đến cho cộng đồng quốc tế một bức tranh sáng rõ hơn về Việt Nam. Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam vẫn cho thấy cách tiếp cận tích cực, chủ động và có trách nhiệm của mình với các vấn đề chung.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. Khái niệm về "niềm tin chiến lược" được đề cập và áp dụng như một ý tưởng mới, một biện pháp khắc phục những thách thức địa chính trị trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy bản chất thật sự của cuộc xung đột và bất đồng ở Châu Á - Thái Bình Dương, đó là một thái độ hoài nghi chính trị dẫn đến bế tắc, dẫn đến chỗ các cuộc xung đột, vì thế không thể hoà giải được.
Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện nhiều trên báo chí Châu Á với rất nhiều lời khen ngợi. Phiên bản điện tử của tờ báo Malay Mail (xuất bản từ năm 1896) gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "một nhà lãnh đạo Việt Nam thực thụ".
Tuần báo Viet Weekly bình luận rằng, việc mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Việt Nam được các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự trong khu vực và toàn cầu tôn trọng.
Tạp chí Eurasia Review cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đúng khi truyền tải thông điệp rằng "cần phải có hòa bình và hợp tác và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược". Tạp chí này cũng đồng tình với nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế các hành động gây hấn.
Nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính của riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Ngay cả Tạp chí Bloomberg danh tiếng cũng ca ngợi Thủ tướng Việt Nam là một biểu tượng có ảnh hưởng lớn, khi ông cam kết mở cửa các doanh nghiệp nhà nước vào thị trường cạnh tranh, cho phép tăng quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng và tham gia vào các thỏa thuận thương mại.
Với hàng loạt những thành tích đặc biệt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được độc giả tờ Huffington Post bầu chọn là thủ tướng được đánh giá cao nhất ở Châu Á trong năm 2013, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là thủ tướng duy nhất của Việt Nam được Tạp chí Thương mại thế giới bình chọn là một trong 20 nhà cải cách của Châu Á trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy, ông đã đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách để nhanh chóng đưa Việt Nam thành ''con rồng Châu Á''.

Theo báo Người lao động

MỎI MẮT TÌM BẢN SẮC TRÊN PHIM VIỆT

Đã lâu lắm rồi phim Việt dường như không còn nhiều bản sắc. Những tràng cười thô thiển, những màn đánh đấm đậm chất Hong Kong hay câu chuyện tình yêu tay ba, “hiện thực” cuộc sống được các nhà làm phim nghĩ ra có thể đặt bối cảnh ở bất kỳ đâu trong nền văn hóa khu vực cũng như trên thế giới hầu như phủ kín toàn bộ rạp chiếu trong nhiều năm qua. “Đậm đà bản sắc dân tộc” - câu slogan mục tiêu của điện ảnh Việt với mong muốn có một tiếng nói riêng của mình trên bản đồ điện ảnh thế giới vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Bản sắc Việt dần mai một
Điều kỳ lạ là thời kỳ mà phim Việt thấm đẫm bản sắc dân tộc nhất lại nằm ở giai đoạn trong chiến tranh và thời hậu chiến với việc “độc quyền” sản xuất phim thuộc về các hãng phim nhà nước. Điện ảnh thời kỳ này gánh trên vai sức nặng tuyên truyền nhiều hơn là yếu tố nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận nó là “điện ảnh Việt” không pha trộn và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất. Việc ít được giao lưu với thế giới khiến những tác phẩm thời kỳ này có thể yếu về ngôn ngữ, về kỹ thuật nhưng câu chuyện, hình thức của nó lại là những câu chuyện rất riêng ở đất nước hình chữ S này. Về mặt nội dung, đó là lòng yêu nước, là chủ nghĩa anh hùng bình dị, lấy gia đình làm trung tâm, đề cao tâm linh, hướng về tổ tiên, lấy nhân vật nữ làm trung tâm để thể hiện số phận dân tộc như bản sắc “Nguyên lý Mẹ” của người Việt. Ngoài ra, những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc như thủy chung, nhân hậu, bao dung, vị tha... luôn được đề cao. Về mặt hình thức, đó là những làng quê đậm chất Việt hay vùng sông nước đặc trưng, là những nhân vật với cách sống tế nhị, kín đáo, sâu hơn nữa là tính cách khắc họa đặc trưng theo từng vùng miền. Có thể kể đến nhiều tác phẩm như Chị Tư Hậu, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10, Ngọn đèn trong mơ, Huyền thoại mẹ...
Từ khi xã hội hóa điện ảnh với sự bùng nổ của các nhà làm phim tư nhân thì điện ảnh nhà nước co hẹp lại, chỉ còn gói gọn trong những bộ phim đặt hàng với mục đích chiếu trong những ngày kỷ niệm. Điện ảnh Việt nhường “sân chơi” cho các nhà làm phim tư nhân và một vài nhà làm phim đơn lẻ theo hướng độc lập. Ngoài những bộ phim lấy “thương hiệu” như Áo lụa Hà Đông (hãng Phước Sang), Cánh đồng bất tận (hãng BHD), Dòng máu anh hùng (hãng Chánh Phương), Thiên mệnh anh hùng (Phương Nam & Saiga phim)... thì các hãng tư nhân chủ yếu làm phim theo thời vụ để thu hồi vốn với chiêu bài câu khách là những pha “tấu hài trên phim” nhạt nhẽo, những câu chuyện tình éo le có thể gặp ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bản sắc nào cho các nhà làm phim?
Một đất nước nhỏ với nền điện ảnh khiêm tốn muốn được bạn bè thế giới biết đến thì ắt hẳn phải có sắc vị riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc - để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là mạch ngầm tạo nên sức sống của một dân tộc. Iran đã làm rất tốt điều này và ít nhiều câu chuyện đó đã và đang được các nhà làm phim ở những nền điện ảnh nhỏ như Thái Lan, Malaysia học hỏi với những Ong Bak, Uncle Boonmee (Thái Lan) hay Vive L’amour, The River (Malaysia)...
Không thể phủ nhận rằng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, những nhà làm phim Việt kiều lại cho ra những phim đậm đà bản sắc dân tộc. Sau những câu chuyện rất Việt Nam trong Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng của Trần Anh Hùng là đến Thời xa vắng của Hồ Quang Minh, Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Dòng máu anh hùng của Charlie Nguyễn, Áo lụa Hà Đông của Lưu Huỳnh, Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ hay có thể kể thêm Chạm của Nguyễn Đức Minh. Phong cảnh, văn hóa, lịch sử, tính cách, tín ngưỡng, võ thuật đều được chuyển tải trong các tác phẩm đậm chất Việt Nam và tất cả những tác phẩm kể trên đều tạo được tiếng vang khi ra mắt. Lý giải sự thành công này, có ý kiến cho rằng, ngoài những đề tài được ấp ủ khá lâu thì cái “hồn Việt” được những người con xa quê hương này nghĩ về một cách nguyên sơ, cốt lõi nhất. Và họ chỉ việc chuyển tải nguyên gốc hình ảnh về quê hương lên màn ảnh. Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi” khi phim thứ hai của họ thường không còn “đau đáu bản sắc” như những tác phẩm đầu tay.
Những nhà làm phim trong nước cũng loay hoay tìm hướng đi sau đề tài hậu chiến nhưng dường như sự bế tắc trong cách thể hiện, trong việc chọn đề tài và cả yếu tố kinh tế khiến những bộ phim chưa thực sự chạm tới tâm hồn Việt, cuộc sống con người Việt và cả hiện thực của xã hội hiện nay. Những Trăng nơi đáy giếng, Long Thành cầm giả ca, Chơi vơi, Tâm hồn mẹ, Bi đừng sợ... đã cố gắng nhìn nhiều góc của xã hội Việt, lý giải theo góc nhìn dân tộc nhưng dường như vẫn thấy thiếu một cái gì đó để tác phẩm đạt tới một nấc cao hơn trong lòng khán giả Việt chứ chưa nói đến việc vươn ra quốc tế.
(Trích Thuận Nhân, SKĐS)

THEO DÒNG LỊCH SỬ (PHẦN I)

TRÍCH PHÓNG SỰ "HÀ NỘI NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ"

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Bình Định, có lẽ vậy nên giọng của miền đất ấy đã ngấm vào tâm hồn của một con người, một giọng nói trầm ấm và âm vang có chút pha giọng của người miền Bắc nơi làm việc quen thuộc mà vẫn giữ lại được cái gốc của miền Trung thân quen. Đó là cảm nhận đầu tiên mà tôi gặp được đồng chí Trần Việt- Nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân. Đồng chí là người trực tiếp tham gia vào trận chiến 12 ngày đêm lịch sử của quân và dân ta.
Cái thời mà quê hương bị giặc phá hoang tàn, Ngô- Diệm theo lệnh của Mỹ trút những mảnh đạn, bom lên quê hương đau thương, trẻ nhỏ thì chưa thể làm gì nên theo lệnh của kháng chiến những đoàn học sinh cấp I, cấp II của miền Nam được tập kết ra Bắc học tập trong đó có cả đồng chí Trần Việt. Khi đó đồng chí Trần Việt mới 9 tuổi. Ra ngoài Bắc đồng chí được học tại trường Phổ Thông 3A Việt Đức Hà Nội. “Học hành chăm ngoan là những đức tính của người học trò khi ấy và chỉ với một mong ước nho nhỏ, đơn giản nhưng đầy khích lệ lũ trẻ là được gặp Bác Hồ một lần”- Đồng chí Trần Việt kể lại với chúng tôi. Đó cũng là cái thời mà để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng đồng chí.
Thời thanh niên rồi cũng đã đến, cái khí thế hừng hực của tuổi xuân cùng lòng yêu Tổ quốc tha thiết đã thôi thúc người thanh niên ấy ra chiến trường:
“Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi” (Quê hương- Giang Nam)
Ngày 01 tháng 07 năm 1965 đồng chí Trần Việt nhập ngũ, mang trên mình bao lô, ra chiến trường ác liệt đối mặt với sự sống và cái chết nhưng tên gương mặt vẫn nở nụ cười với lòng tin vào sự thành công của Cách mạng.
Và khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1968, đồng chí được cử đi học lái máy bay, loại máy được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ, máy bay B21. Lớp học có khoảng 100 học viên, sau khi được đào tạo lý thuyết, sau đợt kiểm tra sức khỏe lần 2 thì số lượng chỉ còn lại 50 đồng chí trực tiếp học bay để phục vụ chiến đấu. Và số lượng này còn sẽ được trải qua các đợt thử thách và lựa chọn của đơn vị, chọn ra những đồng chí có thành tích và khả năng chiến đấu cao, kỹ thuật lái máy bay tốt nên mọi người đều có ý thức tập luyện rất hăng say. Với trái tim đầy nhựa sống của tuổi trẻ, lòng yêu đất nước trước bóng giặc chưa tắt, trí thông minh và lòng ham học hỏi, lớp huấn luyện đã kết thúc khóa Tốt nghiệp vào năm 1968 với 32 người trong đó có cả Trần Việt. Đồng chí nhớ lại những cái tên thân quen, dù đã xa cái thời của tháng năm hào hùng nhưng những cái tên đó vẫn xứng danh anh hùng cho mãi về sau: Anh hùng Nguyễn Đức Sót, Anh hùng Nguyễn Tiến Châm, Nguyễn Văn Nghĩa…
Khi trực tiếp ra chiến trường chiến đấu, con người ta mới cảm nhận được cái đau thương của dân tộc mà những trang sử sách chỉ mới phản ánh được một phần mà thôi. Có lẽ vậy! Đối với đồng chí Trần Việt những khoảnh khắc về trận đánh, những lần bắn được chiếc máy bay của địch rơi, cảm xúc và… cả những lần chứng kiến cảnh đồng đội của mình bị hy sinh sẽ không bao giờ có thể phai nhạt trong tâm trí của đồng chí.
Hoạt động trong tổ bay của quân chủng phòng không, với nhiệm vụ của một phi công, đồng chí Trần Việt luôn trong tư thế sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu. Hình ảnh của những chiếc máy bay phản lực quân sự của địch rải thảm bom đạn lên mảnh đất của quê hương mình càng làm tăng thêm lòng sục sôi và ý chí đánh giặc của đơn vị và của riêng đồng chí. Những mảnh bom đạn như càng đè nặng, cắn sâu vào trong lòng đất.., chua xót, đau thương, phản ánh tội ác của giặc mà nhân dân ta không thể nào tha thứ.
Nhiệm vụ không cho phép đơn vị ở tại chỗ mà luôn luôn phải cơ động, trực chiến sẵn sàng chiến đấu. Đơn vị của đồng chí đi nhiều nơi trên khắp miền Bắc như: Nội Bài, Yến Bái, Hòa Lạc… Dù cuộc sống sinh hoạt rất riêng không giống các đơn vị bộ đội khác nhưng các anh vẫn gần gũi và dựa vào nhân dân để chiến đấu. Bữa cơm cho phi công được coi là khá khẩm hơn các đơn vị khác nhưng đâu so được với thời bình, vậy mà… các anh vẫn ăn thật ngon chỉ với một mong muốn là có đủ sức khỏe đánh tan giặc xâm lược. Nơi ở cũng thật giản đơn, có thể chỉ là một mảnh chiếu rải ra trong khu nhà của trường học mà học sinh đã đi sơ tán hoặc cũng chỉ cần một nơi có chút yên tĩnh để nghỉ ngơi thiền quang, chùa tự.
Giặc điên cuồng bắn phá làng xóm, mảnh đất của quê hương ta hòng lấy lại được tinh thần của một hiệp định sắp ký kết buộc ta phải chấp nhận những yêu sách có lợi cho chúng sau năm 1968. Địch bắn phá cả ngày lẫn đêm vào các khu vực đông dân hoặc những nơi mà chúng nghi là nơi cơ yếu, quan trọng của ta. Trong tâm trí của người chiến sĩ cách mạng, vẫn hiện lên hình ảnh của những chiếc máy bay địch ném bom, rải thảm vào trận địa. Những lần bom được thả xuống là những lần đất rung chuyển, đất đai bắn tung tóe và những làn khói trắng nổ phồng như những quả nấm to khổng lồ vùi chặt lấy nhà cửa, xóm làng ta. Hồi trực ở Gia Lâm II, đồng chí chứng kiến những cảnh đau thương của đồng bào ta, rày vò mà không thể làm gì hơn. Nhà cửa trúng bom thì rụi nát, những ngôi nhà không trúng bom trận này thì lại trúng bom vào trận khác, hoặc là cháy nghi ngút khói trời; trâu bò chết; người người gồng gánh đi sơ tán theo lệnh của kháng chiến, những chiếc xe xích lô hoang tàn; trẻ nhỏ thì chúng biết làm sao đây? thôi thì bố mẹ đã ra chiến trường còn lại là người bà còng lưng nhưng vẫn cố gánh đứa cháu bằng thúng, mủng sơ tán. Mặt mày ai cũng sạn đen, hốc hác bởi những mảnh bom, đạn, bởi lòng căm thù giặc sâu sắc... Chúng rải bom mạnh nhất ở khu Khâm Thiên, các làng Phúc Yên, Thanh nhàn và rất nhiều khu phố của Hà Nội. Nhân dân ta vẫn một lòng đoàn kết, kiên chung đấu tranh chống trả địch bảo vệ từng tấc đất, con người.
Trầm ngâm! Nhớ lại hơn những giây phút của một thời lửa khói, đau thương mà oanh liệt khi được chúng tôi hỏi về kỉ niệm sâu sắc nhất của mình, đồng chí đã chậm rãi nói, giọng trầm xuống xót xa. Những hy sinh của đồng bào, đồng chí ta mà Mỹ ngụy gây ra đời đời không thể nào quên… Người xưa có câu: “trời đánh còn tránh miếng ăn”. Thế nhưng, những người chiến sĩ trong thời chiến không cho phép mình được ngồi đàng hoàng mà cầm bát cơm lên ăn cho tử tế được. Trực chiến luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng vậy nên, bữa cơm đang ăn cũng phải bỏ nửa chừng để đi chiến đấu. Hình ảnh của bốn đồng chí trực chiến phải bỏ dở mâm cơm, khi làm xong nhiệm vụ rồi quay lại chỉ còn hai đồng chí như khắc vào tâm khảm. Hy sinh để chiến đấu bảo vệ quê hương mình là một điều đáng tự hào và các đồng chí không bao giờ nghĩ tới chuyện rằng mình sẽ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Dấn thân mình, đối mặt với bom đạn hay lập được chiến công không một chút vụ lợi cá nhân, tất cả đều một mong muốn một ngày nào đó đất nước được thống nhất, hòa bình, nhân dân được sống trong cảnh yên vui, hạnh phúc.
Mười hai ngày đêm chiến đấu, khi ở trong hầm trực chiến, khi ra ngoài trực tiếp đối mặt với hiểm nguy và cũng là những ngày tháng để lại cho đồng chí Trần Việt những kỉ niệm không hề phai nhòa theo năm tháng. Đồng chí vẫn nhớ như in ngày, giờ khi được chúng tôi hỏi về những kỉ niệm. Trước trận chiến đấu quyết định mười hai ngày đêm của nhân dân ta, đơn vị của đồng chí đã bắn rơi một chiếc F4 vào ngày mùng 8 tháng 7 năm 1972. Ngày 30 tháng 09 năm 1972 tiếp tục bắn rơi chiếc máy bay F4 thứ hai. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1972 hạ một chiếc may bay F4 thứ ba. Hào hùng lắm! Khi nhìn thấy những chiếc máy bay rải bom của địch bị ta hạ gục. Cái ngày mà chiếc F4 bị đơn vị bắn rơi đầu tiên đã để lại một niềm hân hoan, khó tả trong đồng chí. Nhiệm vụ đánh địch được quán triệt ngày từ đầu và tất cả các anh em trong đơn vị cũng chỉ muốn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để giành lại thống nhất, độc lập cho tổ quốc. Lập chiến công nhưng có ai màng đến cái gọi là chiến công! Hi sinh rồi để lại cho người đời những tấm ân tình sâu sắc. Các anh chỉ thích nhất là được đeo huy hiệu của Bác Hồ chứ không hề nghĩ tới lập chiến công cho riêng mình.
Nhiệm vụ của đơn vị là thực hiện ý đồ của Quân chủng, còn Quân chủng thực hiện ý đồ của Bộ Quốc phòng giao. Đơn vị của đồng chí Trần Việt có nhiệm vụ đánh vào ngòi hỏa lực của tên lửa, pháo tầm thấp và tầm cao, bảo vệ thủ đô không cho các đầu máy bay của địch có khả năng vào vùng Hà Nội. Vậy nên, chiến công của các đồng chí không phải bắn rơi được nhiều máy bay của địch mà là chặn được số bom đạn mà Mỹ dự kiến sẽ rải vào thủ đô và ngăn chặn được những chiếc máy bay ở các vùng lân cạn tiến vào thủ đô.
Tấm lòng kiên chung của những người con yêu Tổ quốc cộng với sự động viên và chỉ đạo kịp thời từ Ban lãnh đạo đã giúp các đồng chí hoàn thành xuất sắc của mình. Cán bộ chỉ huy như đồng chí Đặng Tính, đồng chí Đào Đình Luyện, đồng chí Mạnh… có một khối kinh nghiệm khổng lồ về “Nghệ thuật quân sự” từ thời chống Pháp đã kịp thời đốc thúc, củng cố, động viên tinh thần anh em, đồng chí trong đơn vị. Ngoài ra, anh em còn được nhân dân che chở, đùm bọc, đó cũng chính là nguồn động viên, miền hậu phương vững chắc về tinh thần khi các anh bước ra ngoài trận địa đối mặt với bom đạn.
Hàng trăm chiếc máy bay của địch ngày đêm bắn phá, bắn phá không ngừng nghỉ, bắn phá bất cứ nơi đâu. Những đội hình bay gồm ba chiếc máy bay rải thảm bom đạn của chúng cứ thay nhau làm việc không ngừng nghỉ. Đất dường như không còn chút hơi thở vì những lượt bom đạn từng giây dày xéo. Rồi những chiếc B52 của địch xuất hiện trên bầu trời Hà Nội,gầm rú như những con mãnh hổ tưới hàng trăm tấn bom đạn lên quê hương ta. Thương lắm! Những cụ già, bầy trẻ thơ hay cả những trai tráng ra chiến trường vì nghĩa lớn bị lớp bom đạn ấy hủy hoại. Tiếng khóc của người mẹ vì con, của người vợ vì chồng, của người con vì bố dường như có thể át được cả tiếng bom, tiếng đạn ngoài kia. Nhưng… những kẻ không trái tim ấm nóng kia sao có thể hiểu được. Và ít ai có thể dự đoán nổi, một dân tộc nhỏ bé ấy lại có thể thắng được một nước lớn, hùng mạnh. Có phải chăng, cái độc lập tự do chính nghĩa cuối cùng rồi cũng sẽ thắng được cái phi nghĩa của những kẻ phi nghĩa.
Những chiếc B52 được coi là máy bay tối tân nhất thời bấy giờ lần lượt bị ta bắn rơi. Mỹ đâu có biết, Việt Nam ta giỏi thế! Những anh hùng phát minh, chế tạo tên lửa có tầm bắn xa hơn, phóng lên không trung với tầm xa khoảng tám nghìn mét đã chạm tới ngưỡng của B52 khi bay trên bầu trời Hà Nội. Những anh hùng với chiến công bắn rơi những chiếc máy bay B52 của Mỹ như Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Trọng…thì tên còn gắn mãi với thời gian và lịch sử của dân tộc.
Nhớ lại một thời hào hùng, khí thế tiến công quân địch của quân và dân ta trong suốt 12 ngày đêm lịch sử từ ngày tháng đến ngày tháng năm 1972 ta không thể không nhắc đến những binh đoàn ngoài chiến trận, nhưng cũng không thể bỏ qua hậu phương vững chắc bên trong. Tình anh em, đồng chí nào đâu đếm được. Tình quân dân mãi mãi chẳng thể nào phai. Đoàn kết là một sức mạnh không một kẻ địch nào có thể đấu lại nổi dân tộc ta. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… và chúng ta có quyền tự hào thêm về một áng anh hùng ca lịch sử của thời đại chống Pháp, chống Mỹ.
Kết thúc thắng lợi 12 ngày đêm lịch sử, một trận “Điện Biên Phủ” thứ hai được nhân dân và chính quyền ta gọi- Trận Điện Biên Phủ trên không, một chiến thắng làm rung chuyển chế độ ngụy quân, ngụy quyền, buộc Mỹ phải tuyên bố Mý hóa chiến tranh trở lại đối với Việt Nam, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Chứng kiến cảnh Hà Nội sau những trận bom mưa, nay trở lại yên bình tuy còn sơ xác tiêu điều nhưng trong lòng người chiến sĩ cách mạng Trần Việt cảm thấy rộn rã, vui sướng biết bao. Hà Nội giải phóng rồi, thủ đô, trái im của cả nước đã bình yên trở lại và đón những người con sơ tán trở về… rộn rang, đầy sức xuân. Trên khuôn mặt của ai cũng hiện lên một nụ cười tươi, những khuôn mặt xám xịt trước kia nay rạng rỡ, tươi vui. Một niềm vui khó tả!
Cuộc đời binh nghiệp ai đoán trước được điều gì. May mắn là đồng chí vẫn còn đây… Sau khi giải phóng thủ đô, đồng chí Trần Việt còn đi rất nhiều chiến trường, phục vụ cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đất nươc giải phóng, vẫn theo bước chân người lính. Năm 1976, đồng chí lập gia đình ở ngoài Bắc, sinh được hai người con giờ cũng đã trưởng thành và công tác trong đơn vị của các hang hàng không Việt Nam.
Đồng chí có điều gì nhắn nhủ với thế hệ trẻ ngày nay? Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi trong buổi gặp mặt và nói chuyện với Trung tướng Trần Việt.
Điều mong muốn trước tiên của người chiến sĩ cộng sản đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay là hãy yêu quê hương, đất nước mình. Các thế hệ cha anh đi trước đã bảo vệ và giành lấy độc lập tự do cho dân tộc cớ sao thế hệ trẻ lại không làm được? Dù khó khăn vẫn phải giữ gìn mảnh đất của quê hương mình, không được lùi bước trước quân thù. “Quê hương là chùm khế ngọt”, quê hương cũng chính là người mẹ hiền đã nuôi dưỡng ta khôn lớn… Tình yêu quê hương đất nước trong thời đại ngày nay chính là việc làm của các thế hệ thanh thiếu niên ra sức học tập, nghiên cứu, trau dồi những kiến thức lý luận và thực tiễn; phản biện lại những tư tưởng đi ngược lại với chính sách, đường lối của Đảng, chống lại những tư tưởng cực đoan, thâm thù mà các thế lực thù địch tuyên truyền, tiêm nhiễm… Rèn luyện đức tính tự lập từ khi còn nhỏ cho mỗi công dân, như vậy sẽ tránh được những tư tưởng trông mong, ỷ lại, phát triển thêm trí tuệ của mỗi người.
Điều thứ hai đồng chí nhắn nhủ tới thế hệ trẻ là “Ta phải bảo vệ Đảng”. từ khi đất nước ta thống nhất, Đảng ta cũng bước sang một trang sử mới, sứ mệnh mới. Đó là tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đường lối của Đảng ta có những giai đoạn đã mắc phải những sai lầm, nhưng Đảng ta đã kịp thời sửa chữa khuyết điểm. Công cuộc cách mạng đất nước do Đảng ta lãnh đạo chưa hề thay đôi bản chất từ khi thành lập Đảng cho đến nay, đó là xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nhân dân ta được sống trong hòa bình, yên vui. Mặt khác, thực tiễn cách mạng cũng đã chứng minh, nhân dân ta cũng đã chứng kiến được cảnh đổi thay ngày càng tốt đẹp của đất nước. Những điều đó đều do đường lối chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam tạo ra chứ không phải ai khác. Đồng chí khẳng định “Chỉ có Đảng cộng sản mới lãnh đạo được nhân dân bảo vệ được nhân dân và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc phát triển”
Sau những ngày tháng hi sinh, gian khổ, con người ta dường như càng biết trân trọng hơn những thứ đã qua, đã từng là kỷ niệm của một thời gắn bó. Đồng chí đã kể cho chúng tôi thật nhiều về những năm tháng trong quá khứ, những hi sinh, tổn thất của dân ta, của dân tộc ta khi bị tên đế quốc xâm lược. Nhưng kể làm sao cho hết được những đau thương đo bằng xương máu và tính mạng của dân ta, những tội ác tày trời mà Mỹ ngụy đã gây ra trên mảnh đất quê hương còn vương tới tận ngày nay? Hãy xem xét lịch sử cùng với những hành động hiện tại để xây dựng đất nước ta ngày càng tươi đẹp.