Hàn Quốc: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là biểu tượng lãnh đạo Châu Á
1:47 PM
No comments
Tờ Korea Herald của Hàn Quốc ngày 2.2 đã có bài viết ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng ông là một "biểu tượng lãnh đạo" ở Châu Á.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được các tổ chức toàn cầu và các hãng thông tấn hàng đầu Châu Á và thế giới ca ngợi vì sự lãnh đạo và thông điệp "niềm tin chiến lược", nhằm đối phó với các thách thức kinh tế và căng thẳng khu vực.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều vấn đề nảy sinh trong nước liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết IV của Đảng Cộng sản và Việt Nam bị tác động lớn bởi những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước, ông đã kiên quyết lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi thách thức để đạt chỉ số tăng trưởng GDP là 5,4%, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2013 chứng kiến sự gia tăng căng thẳng về an ninh và ngoại giao ở Châu Á. Sự suy giảm lòng tin trong khu vực được cho là còn gia tăng trong năm nay, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hợp tác kinh tế và một bên là những xung đột an ninh giữa các nước lớn trong khu vực.
Ngày nay, Việt Nam là một hiện tượng thú vị ở Châu Á, cả trong khía cạnh chính trị, kinh tế và cách đất nước giải quyết xung đột chính trị và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam rất tích cực trong việc ủng hộ hội nhập toàn cầu và trở nên ngày càng tự tin, quyết đoán hơn trong việc giải quyết các vấn đề nóng của quốc tế, mặc dù vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đáng kể.
Xếp hạng của Việt Nam trong cuộc khảo sát cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã tăng 5 bậc trong năm 2013, chủ yếu do môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện, duy trì lạm phát một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, năm 2013 Việt Nam đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế bằng cách duy trì tỉ lệ phạm phát vừa phải và cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế Việt Nam không gặp sự cố nghiêm trọng nào, dù khủng hoảng nợ xấu đè nặng lên ngành tài chính và ngân hàng vào cuối năm ngoái. Niềm tin tăng cao đã kéo các nhà đầu tư trở lại thị trường và triển vọng kinh tế ngày càng sáng sủa.
Triển vọng cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong nước đã được "hồi sinh" nhờ các biện pháp cải cách quyết liệt. Việc cam kết thúc đẩy khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.
Sau 6 năm kinh tế rơi vào tình trạng bấp bênh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Việt Nam về cơ bản đã "thoát đáy", lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định.
Sự phụ thuộc vào vàng và USD trong các giao dịch đã giảm đáng kể khi niềm tin vào tiền đồng Việt Nam tăng lên. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các khu vực và thành phần kinh tế. Các khoản nợ nước ngoài, nợ công và nợ của chính phủ đã được kiểm soát trong giới hạn an toàn.
Trong khi Việt Nam vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng với các tổ chức chính trị ổn định và một mặt trận chính trị thống nhất, được hậu thuẫn bởi "tiếng nói chung", Châu Á trải qua năm con rắn trong tình trạng hỗn loạn, tranh chấp lãnh thổ leo thang, đỉnh điểm vào tháng 11 khi Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng bằng việc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.
Các nước trong khu vực cũng nóng lên trước tình trạng tranh cãi về quyền di chuyển, tự do hàng hải, tự do hàng không. Xung đột Trung-Nhật càng căng thẳng hơn khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni Shrine. Chia rẽ về an ninh sẽ đe dọa hội nhập kinh tế, bất chấp những tiến bộ về hội nhập khu vực trong những năm trước.
Năm 2013, hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở nên nổi bật ở chính trường Châu Á và quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La 2013, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trong đó nhấn mạnh vào "niềm tin chiến lược" - đã đem đến cho cộng đồng quốc tế một bức tranh sáng rõ hơn về Việt Nam. Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam vẫn cho thấy cách tiếp cận tích cực, chủ động và có trách nhiệm của mình với các vấn đề chung.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. Khái niệm về "niềm tin chiến lược" được đề cập và áp dụng như một ý tưởng mới, một biện pháp khắc phục những thách thức địa chính trị trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy bản chất thật sự của cuộc xung đột và bất đồng ở Châu Á - Thái Bình Dương, đó là một thái độ hoài nghi chính trị dẫn đến bế tắc, dẫn đến chỗ các cuộc xung đột, vì thế không thể hoà giải được.
Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện nhiều trên báo chí Châu Á với rất nhiều lời khen ngợi. Phiên bản điện tử của tờ báo Malay Mail (xuất bản từ năm 1896) gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "một nhà lãnh đạo Việt Nam thực thụ".
Tuần báo Viet Weekly bình luận rằng, việc mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Việt Nam được các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự trong khu vực và toàn cầu tôn trọng.
Tạp chí Eurasia Review cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đúng khi truyền tải thông điệp rằng "cần phải có hòa bình và hợp tác và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược". Tạp chí này cũng đồng tình với nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế các hành động gây hấn.
Nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính của riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Ngay cả Tạp chí Bloomberg danh tiếng cũng ca ngợi Thủ tướng Việt Nam là một biểu tượng có ảnh hưởng lớn, khi ông cam kết mở cửa các doanh nghiệp nhà nước vào thị trường cạnh tranh, cho phép tăng quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng và tham gia vào các thỏa thuận thương mại.
Với hàng loạt những thành tích đặc biệt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được độc giả tờ Huffington Post bầu chọn là thủ tướng được đánh giá cao nhất ở Châu Á trong năm 2013, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là thủ tướng duy nhất của Việt Nam được Tạp chí Thương mại thế giới bình chọn là một trong 20 nhà cải cách của Châu Á trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy, ông đã đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách để nhanh chóng đưa Việt Nam thành ''con rồng Châu Á''.
Theo báo Người lao động
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được các tổ chức toàn cầu và các hãng thông tấn hàng đầu Châu Á và thế giới ca ngợi vì sự lãnh đạo và thông điệp "niềm tin chiến lược", nhằm đối phó với các thách thức kinh tế và căng thẳng khu vực.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều vấn đề nảy sinh trong nước liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết IV của Đảng Cộng sản và Việt Nam bị tác động lớn bởi những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước, ông đã kiên quyết lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi thách thức để đạt chỉ số tăng trưởng GDP là 5,4%, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2013 chứng kiến sự gia tăng căng thẳng về an ninh và ngoại giao ở Châu Á. Sự suy giảm lòng tin trong khu vực được cho là còn gia tăng trong năm nay, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hợp tác kinh tế và một bên là những xung đột an ninh giữa các nước lớn trong khu vực.
Ngày nay, Việt Nam là một hiện tượng thú vị ở Châu Á, cả trong khía cạnh chính trị, kinh tế và cách đất nước giải quyết xung đột chính trị và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam rất tích cực trong việc ủng hộ hội nhập toàn cầu và trở nên ngày càng tự tin, quyết đoán hơn trong việc giải quyết các vấn đề nóng của quốc tế, mặc dù vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đáng kể.
Xếp hạng của Việt Nam trong cuộc khảo sát cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã tăng 5 bậc trong năm 2013, chủ yếu do môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện, duy trì lạm phát một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, năm 2013 Việt Nam đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế bằng cách duy trì tỉ lệ phạm phát vừa phải và cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế Việt Nam không gặp sự cố nghiêm trọng nào, dù khủng hoảng nợ xấu đè nặng lên ngành tài chính và ngân hàng vào cuối năm ngoái. Niềm tin tăng cao đã kéo các nhà đầu tư trở lại thị trường và triển vọng kinh tế ngày càng sáng sủa.
Triển vọng cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong nước đã được "hồi sinh" nhờ các biện pháp cải cách quyết liệt. Việc cam kết thúc đẩy khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.
Sau 6 năm kinh tế rơi vào tình trạng bấp bênh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Việt Nam về cơ bản đã "thoát đáy", lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định.
Sự phụ thuộc vào vàng và USD trong các giao dịch đã giảm đáng kể khi niềm tin vào tiền đồng Việt Nam tăng lên. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các khu vực và thành phần kinh tế. Các khoản nợ nước ngoài, nợ công và nợ của chính phủ đã được kiểm soát trong giới hạn an toàn.
Trong khi Việt Nam vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng với các tổ chức chính trị ổn định và một mặt trận chính trị thống nhất, được hậu thuẫn bởi "tiếng nói chung", Châu Á trải qua năm con rắn trong tình trạng hỗn loạn, tranh chấp lãnh thổ leo thang, đỉnh điểm vào tháng 11 khi Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng bằng việc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.
Các nước trong khu vực cũng nóng lên trước tình trạng tranh cãi về quyền di chuyển, tự do hàng hải, tự do hàng không. Xung đột Trung-Nhật càng căng thẳng hơn khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni Shrine. Chia rẽ về an ninh sẽ đe dọa hội nhập kinh tế, bất chấp những tiến bộ về hội nhập khu vực trong những năm trước.
Năm 2013, hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở nên nổi bật ở chính trường Châu Á và quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La 2013, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trong đó nhấn mạnh vào "niềm tin chiến lược" - đã đem đến cho cộng đồng quốc tế một bức tranh sáng rõ hơn về Việt Nam. Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam vẫn cho thấy cách tiếp cận tích cực, chủ động và có trách nhiệm của mình với các vấn đề chung.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. Khái niệm về "niềm tin chiến lược" được đề cập và áp dụng như một ý tưởng mới, một biện pháp khắc phục những thách thức địa chính trị trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy bản chất thật sự của cuộc xung đột và bất đồng ở Châu Á - Thái Bình Dương, đó là một thái độ hoài nghi chính trị dẫn đến bế tắc, dẫn đến chỗ các cuộc xung đột, vì thế không thể hoà giải được.
Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện nhiều trên báo chí Châu Á với rất nhiều lời khen ngợi. Phiên bản điện tử của tờ báo Malay Mail (xuất bản từ năm 1896) gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là "một nhà lãnh đạo Việt Nam thực thụ".
Tuần báo Viet Weekly bình luận rằng, việc mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Việt Nam được các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự trong khu vực và toàn cầu tôn trọng.
Tạp chí Eurasia Review cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đúng khi truyền tải thông điệp rằng "cần phải có hòa bình và hợp tác và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược". Tạp chí này cũng đồng tình với nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế các hành động gây hấn.
Nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính của riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Ngay cả Tạp chí Bloomberg danh tiếng cũng ca ngợi Thủ tướng Việt Nam là một biểu tượng có ảnh hưởng lớn, khi ông cam kết mở cửa các doanh nghiệp nhà nước vào thị trường cạnh tranh, cho phép tăng quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng và tham gia vào các thỏa thuận thương mại.
Với hàng loạt những thành tích đặc biệt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được độc giả tờ Huffington Post bầu chọn là thủ tướng được đánh giá cao nhất ở Châu Á trong năm 2013, một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là thủ tướng duy nhất của Việt Nam được Tạp chí Thương mại thế giới bình chọn là một trong 20 nhà cải cách của Châu Á trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy, ông đã đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách để nhanh chóng đưa Việt Nam thành ''con rồng Châu Á''.
Theo báo Người lao động
MỎI MẮT TÌM BẢN SẮC TRÊN PHIM VIỆT
10:42 AM
No comments
Đã lâu lắm rồi phim Việt dường như không còn nhiều bản sắc. Những tràng cười thô thiển, những màn đánh đấm đậm chất Hong Kong hay câu chuyện tình yêu tay ba, “hiện thực” cuộc sống được các nhà làm phim nghĩ ra có thể đặt bối cảnh ở bất kỳ đâu trong nền văn hóa khu vực cũng như trên thế giới hầu như phủ kín toàn bộ rạp chiếu trong nhiều năm qua. “Đậm đà bản sắc dân tộc” - câu slogan mục tiêu của điện ảnh Việt với mong muốn có một tiếng nói riêng của mình trên bản đồ điện ảnh thế giới vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Bản sắc Việt dần mai một
Điều kỳ lạ là thời kỳ mà phim Việt thấm đẫm bản sắc dân tộc nhất lại nằm ở giai đoạn trong chiến tranh và thời hậu chiến với việc “độc quyền” sản xuất phim thuộc về các hãng phim nhà nước. Điện ảnh thời kỳ này gánh trên vai sức nặng tuyên truyền nhiều hơn là yếu tố nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận nó là “điện ảnh Việt” không pha trộn và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất. Việc ít được giao lưu với thế giới khiến những tác phẩm thời kỳ này có thể yếu về ngôn ngữ, về kỹ thuật nhưng câu chuyện, hình thức của nó lại là những câu chuyện rất riêng ở đất nước hình chữ S này. Về mặt nội dung, đó là lòng yêu nước, là chủ nghĩa anh hùng bình dị, lấy gia đình làm trung tâm, đề cao tâm linh, hướng về tổ tiên, lấy nhân vật nữ làm trung tâm để thể hiện số phận dân tộc như bản sắc “Nguyên lý Mẹ” của người Việt. Ngoài ra, những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc như thủy chung, nhân hậu, bao dung, vị tha... luôn được đề cao. Về mặt hình thức, đó là những làng quê đậm chất Việt hay vùng sông nước đặc trưng, là những nhân vật với cách sống tế nhị, kín đáo, sâu hơn nữa là tính cách khắc họa đặc trưng theo từng vùng miền. Có thể kể đến nhiều tác phẩm như Chị Tư Hậu, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10, Ngọn đèn trong mơ, Huyền thoại mẹ...
Từ khi xã hội hóa điện ảnh với sự bùng nổ của các nhà làm phim tư nhân thì điện ảnh nhà nước co hẹp lại, chỉ còn gói gọn trong những bộ phim đặt hàng với mục đích chiếu trong những ngày kỷ niệm. Điện ảnh Việt nhường “sân chơi” cho các nhà làm phim tư nhân và một vài nhà làm phim đơn lẻ theo hướng độc lập. Ngoài những bộ phim lấy “thương hiệu” như Áo lụa Hà Đông (hãng Phước Sang), Cánh đồng bất tận (hãng BHD), Dòng máu anh hùng (hãng Chánh Phương), Thiên mệnh anh hùng (Phương Nam & Saiga phim)... thì các hãng tư nhân chủ yếu làm phim theo thời vụ để thu hồi vốn với chiêu bài câu khách là những pha “tấu hài trên phim” nhạt nhẽo, những câu chuyện tình éo le có thể gặp ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bản sắc nào cho các nhà làm phim?
Một đất nước nhỏ với nền điện ảnh khiêm tốn muốn được bạn bè thế giới biết đến thì ắt hẳn phải có sắc vị riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc - để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là mạch ngầm tạo nên sức sống của một dân tộc. Iran đã làm rất tốt điều này và ít nhiều câu chuyện đó đã và đang được các nhà làm phim ở những nền điện ảnh nhỏ như Thái Lan, Malaysia học hỏi với những Ong Bak, Uncle Boonmee (Thái Lan) hay Vive L’amour, The River (Malaysia)...
Không thể phủ nhận rằng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, những nhà làm phim Việt kiều lại cho ra những phim đậm đà bản sắc dân tộc. Sau những câu chuyện rất Việt Nam trong Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng của Trần Anh Hùng là đến Thời xa vắng của Hồ Quang Minh, Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Dòng máu anh hùng của Charlie Nguyễn, Áo lụa Hà Đông của Lưu Huỳnh, Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ hay có thể kể thêm Chạm của Nguyễn Đức Minh. Phong cảnh, văn hóa, lịch sử, tính cách, tín ngưỡng, võ thuật đều được chuyển tải trong các tác phẩm đậm chất Việt Nam và tất cả những tác phẩm kể trên đều tạo được tiếng vang khi ra mắt. Lý giải sự thành công này, có ý kiến cho rằng, ngoài những đề tài được ấp ủ khá lâu thì cái “hồn Việt” được những người con xa quê hương này nghĩ về một cách nguyên sơ, cốt lõi nhất. Và họ chỉ việc chuyển tải nguyên gốc hình ảnh về quê hương lên màn ảnh. Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi” khi phim thứ hai của họ thường không còn “đau đáu bản sắc” như những tác phẩm đầu tay.
Những nhà làm phim trong nước cũng loay hoay tìm hướng đi sau đề tài hậu chiến nhưng dường như sự bế tắc trong cách thể hiện, trong việc chọn đề tài và cả yếu tố kinh tế khiến những bộ phim chưa thực sự chạm tới tâm hồn Việt, cuộc sống con người Việt và cả hiện thực của xã hội hiện nay. Những Trăng nơi đáy giếng, Long Thành cầm giả ca, Chơi vơi, Tâm hồn mẹ, Bi đừng sợ... đã cố gắng nhìn nhiều góc của xã hội Việt, lý giải theo góc nhìn dân tộc nhưng dường như vẫn thấy thiếu một cái gì đó để tác phẩm đạt tới một nấc cao hơn trong lòng khán giả Việt chứ chưa nói đến việc vươn ra quốc tế.
(Trích Thuận Nhân, SKĐS)
Bản sắc Việt dần mai một
Điều kỳ lạ là thời kỳ mà phim Việt thấm đẫm bản sắc dân tộc nhất lại nằm ở giai đoạn trong chiến tranh và thời hậu chiến với việc “độc quyền” sản xuất phim thuộc về các hãng phim nhà nước. Điện ảnh thời kỳ này gánh trên vai sức nặng tuyên truyền nhiều hơn là yếu tố nghệ thuật nhưng không thể phủ nhận nó là “điện ảnh Việt” không pha trộn và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất. Việc ít được giao lưu với thế giới khiến những tác phẩm thời kỳ này có thể yếu về ngôn ngữ, về kỹ thuật nhưng câu chuyện, hình thức của nó lại là những câu chuyện rất riêng ở đất nước hình chữ S này. Về mặt nội dung, đó là lòng yêu nước, là chủ nghĩa anh hùng bình dị, lấy gia đình làm trung tâm, đề cao tâm linh, hướng về tổ tiên, lấy nhân vật nữ làm trung tâm để thể hiện số phận dân tộc như bản sắc “Nguyên lý Mẹ” của người Việt. Ngoài ra, những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc như thủy chung, nhân hậu, bao dung, vị tha... luôn được đề cao. Về mặt hình thức, đó là những làng quê đậm chất Việt hay vùng sông nước đặc trưng, là những nhân vật với cách sống tế nhị, kín đáo, sâu hơn nữa là tính cách khắc họa đặc trưng theo từng vùng miền. Có thể kể đến nhiều tác phẩm như Chị Tư Hậu, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10, Ngọn đèn trong mơ, Huyền thoại mẹ...
Từ khi xã hội hóa điện ảnh với sự bùng nổ của các nhà làm phim tư nhân thì điện ảnh nhà nước co hẹp lại, chỉ còn gói gọn trong những bộ phim đặt hàng với mục đích chiếu trong những ngày kỷ niệm. Điện ảnh Việt nhường “sân chơi” cho các nhà làm phim tư nhân và một vài nhà làm phim đơn lẻ theo hướng độc lập. Ngoài những bộ phim lấy “thương hiệu” như Áo lụa Hà Đông (hãng Phước Sang), Cánh đồng bất tận (hãng BHD), Dòng máu anh hùng (hãng Chánh Phương), Thiên mệnh anh hùng (Phương Nam & Saiga phim)... thì các hãng tư nhân chủ yếu làm phim theo thời vụ để thu hồi vốn với chiêu bài câu khách là những pha “tấu hài trên phim” nhạt nhẽo, những câu chuyện tình éo le có thể gặp ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bản sắc nào cho các nhà làm phim?
Một đất nước nhỏ với nền điện ảnh khiêm tốn muốn được bạn bè thế giới biết đến thì ắt hẳn phải có sắc vị riêng, đậm bản sắc văn hóa dân tộc - để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là mạch ngầm tạo nên sức sống của một dân tộc. Iran đã làm rất tốt điều này và ít nhiều câu chuyện đó đã và đang được các nhà làm phim ở những nền điện ảnh nhỏ như Thái Lan, Malaysia học hỏi với những Ong Bak, Uncle Boonmee (Thái Lan) hay Vive L’amour, The River (Malaysia)...
Không thể phủ nhận rằng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, những nhà làm phim Việt kiều lại cho ra những phim đậm đà bản sắc dân tộc. Sau những câu chuyện rất Việt Nam trong Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng của Trần Anh Hùng là đến Thời xa vắng của Hồ Quang Minh, Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Dòng máu anh hùng của Charlie Nguyễn, Áo lụa Hà Đông của Lưu Huỳnh, Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ hay có thể kể thêm Chạm của Nguyễn Đức Minh. Phong cảnh, văn hóa, lịch sử, tính cách, tín ngưỡng, võ thuật đều được chuyển tải trong các tác phẩm đậm chất Việt Nam và tất cả những tác phẩm kể trên đều tạo được tiếng vang khi ra mắt. Lý giải sự thành công này, có ý kiến cho rằng, ngoài những đề tài được ấp ủ khá lâu thì cái “hồn Việt” được những người con xa quê hương này nghĩ về một cách nguyên sơ, cốt lõi nhất. Và họ chỉ việc chuyển tải nguyên gốc hình ảnh về quê hương lên màn ảnh. Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi” khi phim thứ hai của họ thường không còn “đau đáu bản sắc” như những tác phẩm đầu tay.
Những nhà làm phim trong nước cũng loay hoay tìm hướng đi sau đề tài hậu chiến nhưng dường như sự bế tắc trong cách thể hiện, trong việc chọn đề tài và cả yếu tố kinh tế khiến những bộ phim chưa thực sự chạm tới tâm hồn Việt, cuộc sống con người Việt và cả hiện thực của xã hội hiện nay. Những Trăng nơi đáy giếng, Long Thành cầm giả ca, Chơi vơi, Tâm hồn mẹ, Bi đừng sợ... đã cố gắng nhìn nhiều góc của xã hội Việt, lý giải theo góc nhìn dân tộc nhưng dường như vẫn thấy thiếu một cái gì đó để tác phẩm đạt tới một nấc cao hơn trong lòng khán giả Việt chứ chưa nói đến việc vươn ra quốc tế.
(Trích Thuận Nhân, SKĐS)
Subscribe to:
Posts (Atom)