LTS: Đây là bài viết của một độc giả đăng trên mạng KBCHN.net. Chúng tôi không biên tập để giữ y xúc cảm của người viết đối với một số người rất đặc biệt ở hải ngoại. Hoạt động của họ liên tục mấy chục năm qua bằng nhiều hình thức như được trình bày trong bài, dường như được nuôi sống bằng một nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn. Bạn đọc sẽ tìm hiểu xem nguồn nhiên liệu đó là do đâu nếu đọc thêm những bài khác trong trang nhà SH. (SH)
-- o0o --
Bọn chống cộng cực đoan (CCCĐ) tại Hoa kỳ luôn kêu gào cho thiên hạ biết rằng chúng có một thủ đô lưu vong được mang tên Saigon little. Chúng khua mỏ đó là tiền đồn chống cộng còn lại duy nhất ở trái đất này, “thủ đô chống cộng” của người Việt lưu vong ở California. Đó là nơi tập trung cao nhất những tinh hoa và cặn bã của phong trào chống cộng.
CCCĐ luôn mồm những câu như “mất nước”, “Quốc hận”, “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” suốt 36 năm qua , diễn đàn truyền thông hải ngoại làm như đó là những quan điểm của cả cộng đồng người Việt di cư gồm gần 4 triệu người.
Chỉ có điều những quan điểm như vậy phản ánh một trình độ rất thấp kém vô văn hoá của đám người dị hợm CCCĐ naỳ, vì không hiểu ngay cả những từ đơn giản như thế nào là “nước”, là “Quốc”, và “cưỡng chiếm”. Những quan điểm cá nhân thiển cận này thường chỉ là những “thùng rỗng kêu to”, hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị trước những quyền lợi của cả dân tộc
Thậm chí bọn CCCĐ, với cùng ý niệm quốc gia, đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa lưu manh với những băng đảng , hội đoàn , hàng trăm các tổ chức mang nhãn hiệu chống cộng ma trơi trên khắp nước Mỹ .
CCCĐ luôn gào thét . hoà giải dân tộc ư ? ồ không!
Cái gì bọn CCCĐ cũng dở dở ương ương không bao giờ chúng đạt được một kết quả khả quan nào trong việc hô hào phát động cái gọi là các "chiến dịch" nhằm vào chính phủ đang cầm quyền ở việt nam. Trong quá khứ những thành phần ưu tú nhất của chủ nghĩa quốc gia đã không thể vươn lên thế lãnh đạo của phong trào chúng khuấy động mà còn bị đẩy lùi, thậm chí còn bị sai khiến, bị lạm dụng để trở thành nạn nhân hay những con rối trong tay chủ nghĩa quốc tế.
CCCĐ có biết" BU "coi chúng như thế này đây
Bọn CCCĐ cũng chưa bao giờ thực sự hoà lấp được những cách biệt chính trị lặt vặt để ngồi lại với nhau. Thậm chí, cả ở mặt tối nhất họ cũng chưa ai có đủ bản lĩnh để đi tới chỗ tận cùng của chủ nghĩa lưu manh, như những băng đảng ăn cắp vặt tầm thường nhất. Cái bi hài kịch chống cộng dở khóc dở cười hiện tại cũng là ở đó. Là sự nhập nhằng của cái lưu manh và cái nghiêm túc, chỉnh tề.
CCCĐ chúng đốt lá cờ mà cả một dân tộc hy sinh
hàng triệu nhân mạng để có ngày thống nhất .
hàng triệu nhân mạng để có ngày thống nhất .
Cái gọi là thủ đô của người việt tị nạn Đó là nơi tập trung những trò chống cộng ồn ào nhất, rẻ tiền nhất và gây phản cảm nhất. Như những kẻ chống cộng lưu manh, họ không hề “nhân danh con người để chống cộng” mà là nhân danh cái sự “chống cộng” để chống lại bất cứ cái gì, kể cả chống lại con người.
Thiểu số CCCĐ "thù hận ngược chiều" này càng thù hận càng mù quáng, mù quáng đến mức dị ứng với mọi thứ liên quan đến hai chữ việt nam, mù quáng đến độ lao vào mọi hoạt động chống lại đất nước như những cái máy mà Giáo sư Trần Chung Ngọc mô tả là những "người máy chống Cộng" với bộ não được "lập trình" sẵn cùng một thảo chương, không thảo luận vấn đề mà chỉ tập trung vào việc đả kích cá nhân, bịa đặt, moi móc đời tư, xuyên tạc sự kiện, chụp mũ lung tung, viết những bài viết tưởng tượng láo lếu...
đám "người máy chống Cộng" này là "to miệng nhất", "hung hăng nhất" và "nhiều khi côn đồ nhất". Chưa hết, vẫn theo Giáo sư Trần Chung Ngọc, chúng là đám người "chỉ có thể phản ứng theo tiếng chuông rung của Pavlov".
CCCĐ- Người máy chống cộng
Cũng thật dễ hiểu tại sao cái thiểu số CCCĐ "thù hận ngược chiều" này không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn thấp hèn, trong các hoạt động chống phá Nhà nước việt nam mà chúng ta có thể thống kê như vu khống, chửi rủa tục tĩu, xuyên tạc lịch sử, thậm chí cả van lạy BU (Mỹ) đừng ngưng cấm vận, đừng liên lạc ngoại giao với Việt Cộng, đừng cho Việt Cộng vào WTO v.v... hay nêu danh ca tụng vài tên dân biểu (BU) cắc ké chuyên xía vào nội bộ Việt Nam, nấp sau chiêu bài tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo theo quan niệm thực dân đế quốc của họ, bất kể là chính quốc gia của họ có một hồ sơ nhân quyền " khủng khiếp" nhất thế giới.
Nhưng không phải lần đầu đất California mới chứng kiến cái sự chống cộng kiểu này, như là sinh hoạt bên lề, của một tập thể bên lề trong một cộng đồng bên lề. California, như là vùng đất của những nghệ sĩ thiên tả tập trung ở Hollywood, đã từng bị khuấy động bởi phong trào tố cộng theo kiểu chụp mũ mang tên McCarthyism.
rất dễ dãi trong việc chụp mũ “cộng sản” vào đầu công dân Mỹ nhưng lại rất khó khăn trong việc cung cấp bằng chứng cho những cái “mũ” ấy.
Đã có nhiều vụ kiện chụp mũ cộng sản ở Mỹ mà người thắng kiện là người bị chụp mũ , bài học đó hình như với bọn CCCĐ với não bộ xơ vữa lúc nhớ lúc quên .
CCCĐ "trí thức" sẵn sàng bóp néo sự thật đó là nghề của chúng .
Và như là hình thức giản tiện nhất của chủ nghĩa McCarthy, phong cách chống cộng lưu manh của người Việt hiện tại cũng có những nét tương đồng nào đó, từ phương cách chụp mũ dễ dãi và khó khăn bằng chứng cho đến cốt cách cá nhân.
Cứ so sánh những nhà tố cộng hăng tiết ấy với hung thần tố cộng McCarthy thì sẽ thấy rằng, ngoài tính lưu manh dễ dãi, họ còn giống nhau ở thói công thần.
-- )(--
Ở nước Mỹ đã có thời kỳ sau cuộc nội chiến nam bắc đã sản sinh ra một băng đảng gây ra bao thảm hoạ khủng khiếp cho người dân đó là băng đảng KKK , nhưng cuối cùng nó cũng bị tiêu diệt theo xu thế tiến bộ của loài người .
Klan đầu tiên đã tiến hành nhiều hoạt động chống lại việc giải phóng nô lệ, cũng như chống lại việc tái thiết liên bang. Nó nhanh chóng tham gia vào các hoạt động với chủ trương hoạt động vũ trang, sử dụng bạo lực. Trong thời kỳ tái thiết sau nội chiến của hoa kỳ .
Những thành viên KU KLUX KLAN
Những nhà tố cộng hăng tiết vịt CCCĐ . Chúng giấu biệt những tội lỗi trong quá khứ của mình nhưng lại tận sức đào bới quá khứ người khác. Và họ hành xử như những bậc công thần khi ỉ lại vào quá khứ của mình, thậm chí ỉ lại vào cái quá khứ nạn nhân của mình. Và khi ỉ lại vào cái quá khứ nạn nhân như thế họ đã, vô hình trung, hành xử như những môn đồ nhạt nhẽo của chủ nghĩa Mahathir.
Các hoạt động "chống Cộng" của đám người "thù hận ngược chiều" nhố nhăng đến mức Giáo sư Trần Chung Ngọc phải thốt lên: "Cái kiểu chống Cộng hung hăng con bọ xít này thật quá lố bịch và xuẩn động khi mà họ không tự biết, cứ tưởng là mình đang tranh đấu cho tự do, nhân quyền".
Những gì đang diễn ra ở California trong mấy tuần lễ qua về cái gọi là Thỉnh nguyện thư chính là một trò lố bịch và xuẩn ngốc như thế.
Chủ động ăn vạ hay nhiệt tình nhưng khờ khạo để bị lôi kéo rủ rê, họ đang đưa thân ra ăn vạ. CCCĐ ăn vạ bằng thành tích quá khứ hay bằng quá khứ làm nạn nhân của mình một kiểu công thần chủ nghĩa, theo lối McCarthy
CCCĐ ăn vạ " BU " bằng thỉnh nguyện thư !
Bọn CCCĐ lưu manh ràng buộc trong " lũy tre xanh" Bolsa , chúng vẫn chưa vươn tới tầm thế giới, thậm chí quốc gia. chúng chưa bao giờ dám ăn vạ ở trụ sở Đại Hội đồng Liên hiệp quốc. Chúng cũng chưa bao giờ dám ăn vạ trước toà quốc hội việt nam. ăn vạ , kêu gào là bài mà bọn CCCĐ thuộc nhất .
Bọn CCCĐ chỉ lẩn quẩn ăn vạ trong một cái “làng” Việt kiểu mới ở California như những Chí Phèo đời mới. Nhưng tệ hơn tên Chí của làng Vũ Đại khi hắn ta dám đi đến mức gay gắt nhất của trò lưu manh là rạch mặt ra để ăn vạ, bọn CCCĐ lại co ro nấp bóng BU để ănvạ.
Bọn CCCĐ làm cho lớp trẻ khinh miệt. Họ làm khối người Việt chia rẽ và chán ngán. Họ khiến xã hội Mỹ nhìn về cộng đồng Việt như một cộng đồng bệnh hoạn, chưa biết cách sống trong một môi trường dân chủ và độ lượng. Và bọn CCCĐ khiến bất cứ ai, Mỹ hay Việt, có ý thức về sự tử tế đều ngại ngần, xa lánh.
Sống ở nước Mỹ, CCCĐ chịu khó đọc sơ qua lịch sử nước Mỹ, ắt chúng phải biết rằng phong trào tố cộng McCarthy đã bị ném vào sọt rác do sự tuyên chiến của lòng tử tế.
Khối đại đoàn kết dân tộc vẫn đang tốt đẹp, tình hình đang rất tích cực, kiều hối mỗi năm đều tăng, Việt kiều về nước ngày càng đông hơn xưa, khoảng cách giữa trong và ngoài nước ngày càng gần nhau hơn. Những người còn chưa nhìn ra thì một ngày nào đó buộc cũng sẽ nhìn ra, nếu họ có lòng yêu nước thật sự.
Tuy nhiên, đối với những thành phần cực đoan, bảo thủ, cứng ngắt, vẫn trơ trơ như bức tường, khúc gỗ, cố ý không chịu hiểu ra vấn đề, không nhận thức ra được vấn đề, thì không cần quan tâm đến họ, họ chỉ là một thiểu số rất nhỏ mà dân tộc nào hay thời đại nào cũng vẫn sẽ tồn tại. Lịch sử sẽ gạt họ qua một bên.
Houston 3-17-2012
Amari tx
Độc giả KBCHN.NET
Nguồn: kbchn.net
trích đăng trên: sachhiem.net
Sưu tầm: Tiêu Du
Mất nước rồi ư?
ReplyDeleteCó lẽ thế thật!. Bởi trong lịch sử 1000 năm trước dân tộc này không thể bị đồng hóa bằng hình thức xâm lấn, thống trị… thì nay đã có những hình thức ngoại giao tinh vi hơn, buộc cả dân tộc phải tự đồng hóa mình, phải cam chịu vì lép vế, đớn hèn im lặng, chấp nhận cúi đầu mà quên đi truyền thống quật cường của cha ông để lại.
Mất nước rồi ư?
Có lẽ thế thật, nếu không thì tại sao Trung Quốc có thể ngang nhiên phủ nhận đặc quyền khai thác dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa nước Việt trong khi ông Trọng đang thăm viếng Bắc Kinh?
Mất nước rồi ư?
Có lẽ thế thật, nếu không tại sao lại im lặng tháo gỡ những tin tức làm dấy lên một loạt câu hỏi về ý thức dân tộc của người Việt Nam? Tại sao lại âm thầm “sửa đổi lịch sử”, thay ngày đổi tháng, thêm sao trên cờ cốt làm vui lòng tên láng giềng xấu tính?
Mất nước rồi ư?
Có lẽ thế thật, nếu không vì sao người ta cướp giật, vò nát những chiếc nón lá hiền lành ghi đậm dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” ngay giữa lòng Hà Nội?
Mất nước rồi ư?
Có lẽ thế thật, bởi chúng ta chưa vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.
Có nhiều người hy vọng ở một cuộc cách mạng đổi mới, nhưng tôi tin rằng khó có thể làm nên một cuộc cách mạng khi mỗi cá nhân chưa đi đến với cách mạng bản thân. Làm sao vượt qua được sợ hãi khi mỗi chúng ta có quá nhiều thứ phải cân nhắc để mất: công việc, gia đình, người thân, bạn bè….
Có những việc làm tưởng chừng như đơn giản là công khai thắc mắc, đòi hỏi quyền công dân của mình phải được thực hiện bằng cách công khai trao đổi qua thư tín, qua điện thoại với cơ quan công quyền thì chúng ta thường bỏ qua, bởi suy nghĩ “rồi sẽ chẳng đi đến đâu”. Dù không bao giờ hy vọng có một câu trả lời thỏa đáng với mình mỗi khi hỏi, nhưng tôi vẫn hỏi, vẫn yêu cầu được giải đáp. Bởi tôi tin rằng, khi một người hỏi người ta có thể im lặng, 10 người, 100 người, 1000 người… cũng thế, nhưng nếu 10.000 người, 100.000 người cùng hỏi, cùng quan tâm cùng yêu cầu trả lời… thì đáp lời chúng ta, không thể là một sự im lặng mãi được.
TÔN NỮ CHI ĐAN – SINH VIÊN k14 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING TẠI QUẬN 7 TP.HCM