Các nhà sử học trên thế giới nghĩ gì về chủ tịch Hồ Chí Minh?
(ttxbc) Tờ L’Humanité phỏng vấn sử gia Alain Ruscio, tác giả của nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Alain Ruscio là sử gia người Pháp. Ông là tác giả của hơn chục bộ sách nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, là Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu VN tại Pháp, và từng là phóng viên thường trú duy nhất của tờ L'Humanité tại Việt Nam, từ năm 1978 đến năm 980.Alain Ruscio rất ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã viết nhiều cuốn sách về Người. Từ nhiều năm nay, ông luôn gắn bó với đất nước, con người Việt Nam thông qua nghiên cứu lịch sử Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam và Hồ Chủ tịch, trong đó, có các tác phẩm đã xuất bản như “Hồ Chí Minh”, “Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh”, “Sống ở Việt Nam”, “Việt Nam, lịch sử, trái đất, loài người”...
- Ngày 2/9/1969, trút hơi thở cuối cùng. Ông có thể cho biết về vai trò lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền độc lập của Việt Nam?
- Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng Việt Nam, Người tìm ra con đường đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân Pháp. Công lao của Hồ Chí Minh trong việc đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay và mai sau. Người là người cha của nền độc lập của Việt Nam, là người đã giúp dân tộc Việt Nam tìm lại niềm tự hào được là người Việt Nam.
Chính vì những điều mà Người mang lại cho dân tộc Việt Nam mà người Việt Nam ngày nay vẫn vô cùng yêu mến vị lãnh tụ đáng kính mà họ thường gọi là Bác Hồ. Không dừng tại đó, hình ảnh Hồ Chí Minh đã vượt qua biên giới, lãnh thổ Việt Nam, đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hồ Chí Minh là người đầu tiên chống lại chế độ thực dân và tuyên bố nền độc lập của Việt Nam vào ngày 2/9/1945. Điều này đã tạo nên một tiếng vang, một ý nghĩa to lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh được ví ngang với các lãnh tụ kiệt xuất như Gandhi, Nehru,… và nhiều lãnh tụ giải phóng dân tộc khác.
- Ông suy nghĩ gì về tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, nhưng Người không bao giờ tỏ ý muốn công bố những tài liệu lý luận của mình. Người cũng chưa từng có ý định lý luận hóa những tư tưởng của mình. Người rất thực tế, không ngần ngại bàn đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như: trong những thời kỳ lương thực thiếu thốn, Người khuyên bảo dân không nên để đất hoang, kêu gọi cán bộ phải gần gũi với nhân dân và không thể là những “ông quan cách mạng”. Từ những khái niệm rất cụ thể, Người phát triển thành một tư tưởng lớn về mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với quần chúng nhân dân.
- Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa Lenin hay là người theo tư tưởng dân tộc?
- Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Lenin là một lý luận dẫn đường sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng.
Hồ Chí Minh là một người thuộc hai đảng cộng sản trên thế giới - ĐCS Pháp và ĐCS Việt Nam. Năm 1930, Người đã thành lập một đảng hoạt động trong những điều kiện vô cùng khó khăn do Pháp đàn áp mạnh các lực lượng tiến bộ, chống lại chế độ thuộc địa. Hoạt động của Đảng tại thời điểm đó gần giống như một tổ chức quân sự. Đối với Người, Đảng phải có kỷ luật và đoàn kết. Trong thời kỳ đó, Người cũng thể hiện tinh thần bác ái với các phong trào chống thực dân trong nước.
- Vào năm 1954, Việt Nam giành độc lập nhưng đất nước bị chia cắt, vai trò của Hồ Chí Minh trong công cuộc thống nhất đất nước như thế nào?
- Năm 1954, người dân Việt Nam đau đớn vì đất nước bị chia cắt. Mỹ nhảy vào thay thế Pháp ở Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, người Việt Nam hiểu rằng, nếu muốn thống nhất đất nước, họ buộc phải tiến hành vào một cuộc chiến đấu mới. Điều này dẫn tới sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1960 và thắng lợi năm 1975.
- Vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Mỹ là gì?
- Hồ Chí Minh vẫn mãi là một người của sự đoàn kết và hài hòa. Người luôn coi sự đoàn kết trong ĐCS Việt Nam và sự đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là điều vô cùng quý báu. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, người Việt Nam không cho phép để xảy ra sự chia rẽ dân tộc.
Thời khắc quan trọng đã đến trong quan hệ giữa Việt Nam và phong trào cộng sản thế giới. Một đất nước đang có chiến tranh sẽ cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Sau chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin đến Hà Nội vào tháng 2/1965, Liên Xô nhận thức được quy mô, tầm quan trọng của cuộc kháng chiến ở Việt Nam khi Mỹ bắt đẩu rải chất độc da cam, bom napalm, bom bi xuống miền Nam. Liên Xô đã quyết định giúp đỡ Việt Nam trên quy mô lớn, thông qua việc cung cấp các loại vũ khí, tên lửa đất đối không và nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại khác. Trung Quốc cũng viện trợ cho Việt Nam những loại vũ khí hạng nhẹ, hỗ trợ hậu cần, quân tư trang và lương thực.
- Tình hình Việt Nam sau khi Hồ Chí Minh qua đời như thế nào?
- Toàn thể dân tộc Việt Nam đứng sau vị lãnh tụ của họ. Người Việt Nam vừa trải qua cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Cuộc tấn công này có ý nghĩa chính trị to lớn đối với dư luận quốc tế. Việt Nam đã giành được thắng lợi về ngoại giao khi đưa vấn đề Việt Nam trở thành một vấn đề quốc tế. Dư luận công chúng Mỹ đã mất thăng bằng. Johnson đã không tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai. Nước Mỹ đã hiểu rằng, họ không thể chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam.
0 nhận xét:
Post a Comment